Học sinh dễ trầm cảm vì ôn thi học kỳ
GiadinhNet - Hiện nay các trường tiểu học và THCS trên cả nước đang gấp rút hoàn thành kỳ thi học kỳ 2. Ngoại trừ một số trường tổ chức thi sớm thì hầu hết các trường trên cả nước, học sinh đang bước vào kỳ thi cử nhọc nhằn để kết thúc năm học. Với lịch thi dày đặc, dường như ngày nào cũng thi 1 – 2 môn, nhiều em đã rơi vào tình trạng mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm vì áp lực thi cử.

Gầy rộc vì ôn thi
Chị Thủy, phụ huynh một học sinh học lớp 6 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, trước khi bước vào kỳ thi khoảng một tuần, con chị được thầy giáo phát cho một quyển đề cương ôn tập gồm 9 môn học, môn nào cũng gần hai mươi câu hỏi. Với tập đề cương đó, mặc dù đã nhắc nhở con làm nhưng đến sát ngày thi cháu vẫn chưa hoàn thành xong. Chị hỏi thì con chị mếu máo trả lời “con không học nổi”, “đề cương quá dài”, “đề cương toán quá khó”… Không còn cách nào khác, chị Thủy đành thu xếp công việc để giúp con xem lại bài và lên kế hoạch ôn tập “chạy nước rút”.
Khi đồng hành cùng con, chị Thủy mới phát hiện thấy một điều vô cùng đáng lo ngại là con chị không hề có kỹ năng tự học. Ngày nào cháu cũng ngồi vào bàn học nhưng không biết bắt đầu từ đâu, học thế nào để có thể nhớ cả một lượng kiến thức của rất nhiều môn học như vậy. Bởi vậy, có những môn cháu đã làm đề cương, nhưng khi mẹ hỏi, con dường như không nhớ gì. Mặc dù mong muốn con thi tốt để đạt được học sinh giỏi nhưng nhìn thấy cảnh con ngồi bần thần trước sách vở một cách mệt mỏi bất lực, chị Thủy chỉ biết ứa nước mắt. Chị bảo con tạm bỏ bài lại, ra ngoài chơi cho khuây khỏa nhưng cháu nhất quyết không đi chơi. Cháu lo lắng cho kỳ thì nhưng học lại không vào. Đưa vấn đề này hỏi chuyên gia tâm lý thì chị Thủy được biết, con chị có hiện tượng quá lo lắng và căng thẳng. Đó là dấu hiệu ban đầu, nếu để lâu ngày rất dễ dẫn đến trầm cảm, chán ghét việc học, thậm chí chán ghét cả cuộc sống.
Chị Mai Anh (ở Định Công, Hà Nội) cũng cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ, con gái chị học lớp 9. Ngày nào con cũng hí hoáy làm đề cương tới hơn 23h đêm. Đi học về tắm táp, ăn cơm xong là phải cặm cụi làm đề cương ôn thi học kỳ 2. Cháu nói rằng, học kỳ 2 lấy hệ số 2 trong cách tính điểm trung bình cả năm nên phải cố gắng để không bị điểm kém. Thấy con có ý thức với việc học tập như vậy, chị cũng mừng. Nhưng nhìn con gầy rộc, chị Mai Anh xót xa vô cùng.
Lúng túng vì thiếu phương pháp học tập
TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, quy định bỏ đánh giá học sinh qua điểm số hiện nay chỉ thực hiện đối với học sinh tiểu học chứ không áp dụng cho học sinh THCS. Bởi vậy, kỳ thi học kỳ hiện nay đối với học sinh cấp 2 là cuộc đánh vật vô cùng vất vả, nhất là đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp. Học sinh đầu cấp (lớp 6) do chưa quen với sự thay đổi cấp học nên nhiều em chưa tìm ra phương pháp học tập hiệu quả. Học sinh cuối cấp (học sinh lớp 9) ngoài kỳ thi học kỳ, các em còn phải “đối diện” với kỳ thi vào cấp THPT được cho là rất căng thẳng hiện nay.
TS Nguyễn Thị Kim Quý chia sẻ, trong thời gian làm cố vấn cho Đường dây tư vấn cho trẻ em của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH, có khá nhiều em gọi điện đến Đường dây để xin được tư vấn liên quan đến những áp lực thi cử. Các em thường mang một tâm lý lo lắng sợ bị điểm kém, sợ không được học sinh giỏi.Qua quá trình tư vấn thì thấy nổi lên một vấn đề đáng lưu tâm là hầu hết các em thiếu phương pháp học tập. Trẻ không biết làm cách nào để có thể nhớ được cả mớ kiến thức mênh mông như vậy. Học rồi, đọc rồi nhưng “chữ thầy lại trả cho thầy”…
Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, áp lực đối với học sinh khi kỳ thi học kỳ đến là một thực tế đáng lo ngại. Có 3 nguyên nhân dẫn đến áp lực này cho học sinh: 1 là kiến thức quá nặng. 2 là giáo dục của ta hiện nay thiếu phương pháp. 3 là chính phụ huynh tạo thêm áp lực khi áp đặt mong ước của mình lên con trẻ. Lúc nào cũng mong con được học sinh giỏi, được điểm cao mà không cần biết đến khả năng, thực lực của con.
Đề cập đến vấn đề phương pháp học tập, GS Hồ Ngọc Đại đã từng cho rằng: Trong giáo dục cần có “cái” và “cách”. Hai thứ này phải đi song hành cùng nhau, quan trọng như nhau. “Cái” là nội dung trong sách, tức là lượng kiến thức trong sách vở. Còn “cách” chính là phương pháp học tập. Tuy nhiên, giáo dục của ta hiện nay đang thiếu phương pháp.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, chính vì không có phương pháp học tập đúng nên học sinh thường lúng túng không biết cách học thế nào. Kỳ thi học kỳ là lúc buộc các em phải học cũng là lúc các em thể hiện rõ sự lúng túng vì thiếu phương pháp học tập. Lý do là các em không được giáo viên hướng dẫn. Thường những em học sinh giỏi sẽ tự nghĩ ra cách học cho mình. Nhưng đối với những em học trung bình thì việc tự nghĩ ra cách học là việc không tưởng. Trong khi đó nhiệm vụ của giáo dục chủ yếu là phục vụ cho những em trung bình, vì học sinh trung bình mới là học sinh chiếm đại đa số. “Trong khi nhà trường chưa cung cấp cho các em học sinh “cách học” thì các em sẽ chỉ còn biết trông chờ vào bố mẹ. Như tôi đã nói ở trên, đa số trẻ là học sinh trung bình, số học sinh giỏi biết tự tìm ra cách học cho mình là rất ít. Vì thế bố mẹ sẽ là người giúp những đứa con của mình tìm ra phương pháp học tập, hướng dẫn con mình cách học đúng để các em tiếp thu được kiến thức một cách có hiệu quả. Trong trường hợp phụ huynh cũng không nghĩ ra được “cách” học cho con thì không nên tạo thêm áp lực cho con trong cuộc đua thành tích học sinh giỏi. Bởi như vậy là đang bắt các em đi một chiếc giày quá rộng so với đôi chân của mình”, TS Quý nói.
“Áp lực mùa thi chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các con bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu của bệnh trầm cảm hay rối loạn tâm lý”.
TS.Hoàng Minh Hà (Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội)
Ngân Khánh

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 6 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 6 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 8 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.