Học sinh Hà Nội trong ngày đầu học trực tuyến sau kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5
GiadinhNet – Từ ngày 4/5, học sinh Hà Nội tạm dừng đến trường và tham gia học trực tuyến tại nhà theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 3/5. Việc thực hiện giảng dạy trực tuyến nhằm đảm bảo tiến độ chương trình học trong thời gian phòng dịch COVID-19 khiến nhiều học sinh lo lắng khi các kỳ thi cuối cấp sắp sửa diễn ra.
Không quá bỡ ngỡ
Hình thức học trực tuyến trở nên phổ biến khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát. Các cơ sở giáo dục chủ động tổ chức giảng dạy trực tuyến nhằm đảm bảo chất lượng kiến thức của học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch. Nhận được quyết định của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các cơ sở giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiệm vụ, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học online đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5.

Em Thái Uyên, lớp 8A1, trường THCS Dịch Vọng trong một giờ học trực tuyến.
Đại dịch COVID-19 đã lần thứ 4 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, lãnh đạo nhà trường các bậc học có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận kiến thức. Hầu hết các nhà trường đều đã thiết lập sẵn tài khoản cho giáo viên và học sinh trên các phần mềm học trực tuyến do đó cả học sinh và giáo viên đều không còn bỡ ngỡ khi chuyển sang hình thức học trực tuyến. Nhiều cơ sở giáo dục bố trí người giám sát trong mỗi lớp học để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập. Công tác chuẩn bị về vật tư, thiết bị, nhân lực được thực hiện kỹ càng.
Phạm Yến Nhi (học sinh lớp 12, trường THPT Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Chúng em đã không còn bỡ ngỡ khi nghe thông báo sẽ phải học online vì đã có kinh nghiệm học từ nhiều lần trước. Chúng em cũng đã được cô chủ nhiệm và các cô giáo bộ môn phổ biến lịch học kỹ càng để tránh tình trạng hổng bài trong khi kỳ thi tốt nghiệp THPT QG 2021 sắp đến".

Trịnh Minh Trà, học sinh lớp 8A10, trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội đang tham dự giờ chữa đề trực tuyến.
Việc tổ chức khảo sát đối với học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới cũng sẽ tạm thời được các trường hoãn lại nhằm theo dõi diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Các cơ sở mầm non, tiểu học trên địa bàn cũng đã bố trí thêm các giáo viên phương pháp nhằm đảm bảo bài giảng của các giáo viên tăng tương tác với học sinh, tránh tình trạng học sinh mất tập trung, giảm tiến độ học tập.
Học sinh cuối cấp lo lắng khi các kỳ thi sắp tới
Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức dạy online cũng dẫn đến nhiều bất cập. Việc giảng dạy online khiến sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm mạnh, tiết học dễ trở nên nhàm chán. Hầu hết trong các giờ học online, giáo viên đều độc thoại và chỉ khi có câu hỏi, học sinh mới lên tiếng. Tình trạng học sinh tranh thủ giờ học online để làm việc riêng khó có thể tránh khỏi, hiện tại vẫn chưa có biện pháp thích hợp để xử lý vấn đề này. Học sinh có thể chỉ điểm danh rồi làm việc khác, để thầy cô tự nói tự nghe, không quan tâm đến bài giảng.

Với các học sinh cuối cấp, việc học trực tuyến khiến các em khá áp lực.
Không trực tiếp đối mặt với giáo viên, học sinh sẽ thường giữ im lặng trong cả giờ học trừ khi được gọi đích danh phát biểu. Những học sinh chủ động đóng góp ý kiến xây dựng bài chiếm một phần trăm rất ít. Việc giảng dạy online cũng khiến hứng thú giảng dạy của giáo viên giảm xuống. Nhìn quá lâu vào màn hình sẽ gây ra hiện tượng mỏi mắt, đau đầu. Tất cả những yếu tố này khiến không khí và chất lượng của tiết học khó đạt được hiệu quả như khi trực tiếp lên lớp.
Thái Uyên (học sinh lớp 8A10, trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội) chia sẻ: “Đây là đã là lần thứ 4 trường cho học sinh học online từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Mới đầu bọn em còn hào hứng vì nghĩ được ở nhà, không phải dậy sớm đến trường. Nhưng sau thời gian dài học trực tuyến trong đợt dịch bùng phát lần đầu tiên, em cảm thấy hình thức này hạn chế rất lớn khả năng tiếp thu bài của bọn em. Mỗi tiết 45 phút liên tục nhìn vào màn hình khiến em mỏi mắt. Dù rất cố gắng nghe giảng nhưng em cũng không thể tiếp thu được hiệu quả như khi lên lớp, vì đôi lúc mạng bị giật, tiếng rất khó nghe”.
Đặc biệt những học sinh cuối cấp tỏ ra vô cùng lo lắng khi trường tổ chức giảng dạy online sát các kỳ thi quan trọng. Nguyễn Quỳnh Giang (18 tuổi, học sinh lớp 12A6 trường THPT Xuân Phương) cho biết: “Theo dự kiến thì đầu tháng 7 bọn em sẽ phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc học trực tuyến gây cản trở rất nhiều trong việc tiếp nhận kiến thức của bọn em. Nếu là những tiết học bình thường thì không có vấn đề gì, nhưng hiện tại giáo viên tập trung cho bọn em giải các đề thi và chữa bài. Khi giảng dạy trực tuyến, các thầy cô khó có thể giảng chi tiết được như ở trên lớp, bọn em có câu hỏi gì cũng ngại hỏi. Tình trạng mạng bị giật, đột nhiên mất mạng thường xuyên xảy ra. Có nhiều hôm nhà mất điện, bọn em cũng không thể tham gia lớp học.
Lịch thi đã dự kiến và cũng chưa có thông báo sẽ lùi lại, đề thi năm nay có thể sẽ khó hơn năm ngoái nên em rất lo lắng nếu tình trạng này kéo dài, em sẽ không thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp. Em mong rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh để học sinh được quay trở lại trường”.

Nguyễn Quỳnh Giang (18 tuổi, học sinh lớp 12A6 trường THPT Xuân Phương) tranh thủ dành thời gian ghi lại câu hỏi để ôn lại bài sau khi học trực tuyến.
Chung tâm trạng, Nguyễn Ngọc Phương (học sinh lớp 12D1, THPT Ngọc Hồi, Hà Nội) chia sẻ: "Em và các bạn đang rất lo lắng khi hiện nay đã rất sát kỳ thi THPT QG 2021. Học online khiến việc tương tác, hỏi đáp giữa cô trò không được hiệu quả như trực tiếp. Em hay bị đau tiền đình nên việc ngồi quá lâu với màn hình máy tình khiến em gần như mất tập trung. Em rất mong sớm kết thúc dịch bệnh COVID-19 để nhanh chóng quay trở lại với nhịp học tập bình thường".
Yêu cầu giãn cách xã hội để phòng chống dịch không thể không thực hiện. Nhưng hình thức giảng dạy trực tuyến không nên tiếp diễn trong thời gian dài. Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo các cơ sở giáo dục nên tìm ra biện pháp tối ưu hơn để đảm bảo tiến độ cùng chất lượng chương trình giảng dạy.
Huy Hoàng

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 8 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 9 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 9 giờ trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận
Xã hội - 9 giờ trướcTrong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Lễ hội Phủ Dầy, ở xã Kim Thái, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc đang thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về dâng lễ, cầu tài lộc.

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như sinh hoạt công cộng của người dân, công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đang được gấp rút thi công, cải tạo nhiều hạng mục để sớm thay "áo mới".

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.