Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo Đại biểu QH với vấn đề dân số và mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ ba, 21:32 08/11/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Các đại biểu đều cho rằng, việc tiếp tục Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ là rất cần thiết để Việt Nam giải quyết được các thách thức, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh dân số thế giới đạt 7 tỉ người và từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Hội thảo Đại biểu QH với vấn đề dân số và mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra tối 8/11, tại khách sạn Melia (Hà Nội).

Các đại biểu Quốc hội dự hội thảo.

 
Hội thảo diễn ra với sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, đại diện Văn phòng TƯ Đảng, Bộ Y tế, các ban, ngành liên quan, các chuyên gia trong lĩnh vực dân số, đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
 

Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng này: Từ năm 2008, Tổng cục Dân số-KHHGÐ đã xây dựng mô hình can thiệp mất cân bằng giới tính khi sinh và năm 2011, mô hình đã được triển khai tại 43 tỉnh, thành phố; Năm 2010, phối hợp với Ủy ban MTTQ và UNFPA xây dựng và triển khai mô hình huy động phật tử, giáo dân tham gia giải quyết MCBGTKS ở một số địa phương; Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương tuyên truyền, phản ánh tình hình về GTKS; Năm 2011 triển khai hoạt động tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại một số tỉnh thành phố nhằm cải thiện an sinh xã hội cho người cao tuổi; Triển khai thực hiện Chiến lược bình đẳng giới đến năm 2020.

Theo ông Nguyễn Văn Tiên, tiếp tục đầu tư cho công tác dân số là việc làm rất cần thiết. Việt Nam tuy đã đạt mức sinh thay thế nhưng lại đang phải đối mặt với những thách thức mới nảy sinh.
 
Mức sinh còn biến động khó lường và sẽ tăng bất cứ lúc nào nếu chúng ta lơ là, chủ quan, thỏa mãn. Đặc biệt, hiện nay tâm lý người dân ưa thích con trai để nối dõi tông đường là một trong những nguyên nhân khiến tỉ số giới tính khi sinh tăng cao.
 
Phát biểu tại Hội thảo, bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội - khẳng định:
 
“Sự mất cân bằng giới tính này có thể tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra các giải pháp tích cực, hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu tình trạng này trong thời gian tới”.
 
Bà Trương Thị Mai cũng bày tỏ mong muốn sự quan tâm, chia sẻ của các đại biểu Quốc hội trong vấn đề dân số và phát triển nói chung, đặc biệt là các vấn đề “nóng” như vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).
 
Với tỉ số 111 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái hiện nay, đòi hỏi Việt Nam cần có giải pháp tổng thể để hạn chế sự mất cân bằng này và đây là việc rất khó, rất tốn kém.
 
Về vấn đề này, Phó Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Mandeep Janeja cho hay, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với tình trạng MCBGTKS, song thực tế cho thấy thách thức này quả là lớn lao và tỷ số giới tính thì ngày càng gia tăng.
 
Theo bà Mandeep, MCBGTKS sẽ tác động đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn đến hậu quả là có quá nhiều nam giới trong xã hội. Các hệ lụy nghiêm trọng tiềm ẩn có thể là:
 
Thứ nhất, thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc họ phải kết hôn sớm hơn.
 
Thứ hai, nhu cầu mua bán tình dục cũng có thể ngày càng tăng và các mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể sẽ mở rộng hơn do sự mất cân bằng này.
 
Thứ ba, một số trường hợp bạo lực giới và buôn bán người đã được ghi nhận tại Việt Nam cho thấy những nguy cơ mà phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương phải đối mặt.
 
“Chúng tôi cam kết tiếp tục cộng tác chặt chẽ với Chính phủ và các đối tác phát triển và xã hội dân sự nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Vì vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh được coi như là một chỉ số chính giúp theo dõi, giám sát việc thực hiện bình đẳng giới trong khung chiến lược và chương trình quốc gia nên chúng tôi sẽ ưu tiên mọi nỗ lực chung để giải quyết vấn đề này trong văn kiện Một kế hoạch của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2012-2016” – Bà Mandeep nói.

Bên cạnh những thách thức nêu trên, Việt Nam cũng đang gặp những khó khăn thách thức mới, đòi hỏi có chính sách dài hạn để chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh dân số đang già hóa với tốc độ nhanh; để sàng lọc dị tật bẩm sinh do di truyền đang chiếm tới 3% trong số trẻ mới sinh...

Tại Hội thảo, các đại biểu Quốc hội cũng đưa ra kiến nghị, giải pháp để giải quyết tình trạng MCBGTKS cùng các thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới.
 
Các đại biểu đều cho rằng, việc tiếp tục Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ là rất cần thiết để Việt Nam giải quyết được các thách thức, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh dân số thế giới đạt 7 tỉ người và từng bước nâng cao chất lượng dân số.
 
Kết quả từ các cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở từ năm 1979 đến năm 1999, tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của nước ta ở mức bình thường từ 105 - 107. Từ năm 2001 - 2005, tỉ số này dao động trong khoảng 104 - 109.
 
Vấn đề MCBGTKS ở Việt Nam bắt đầu "nóng" lên từ năm 2006. Năm 2006, TSGTKS của Việt Nam là 110 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm 2007, con số này là 111/100; năm 2008 đã tới mức 112/100; năm 2009 là 110,5/100 và năm 2010 là 111,2/100. Tình trạng này rất đáng báo động ở nước ta.
 
Năm 2011, để ứng phó với MCBGTKS ngày một lan rộng, Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 – 2020”.
 
Đề án sẽ được triển khai tại các tỉnh, thành phố có tình trạng MCBGTKS trầm trọng nhất (có TSGTKS cao nhất cả nước, tốc độ gia tăng TSGTKS nhanh nhất trong vòng 5 năm vừa qua, có tỷ trọng đóng góp vào TSGTKS cao nhất.

“Là một Ủy ban được Quốc hội giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực dân số và bình đẳng giới, trong nhiều năm qua, Ủy ban về Các vấn đề xã hội đã luôn quan tâm tới việc xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dân số cũng như giám sát quá trình tổ chức thực hiện chính sách này.
 
Bên cạnh đó, Ủy ban cũng mong muốn thu hút được sự quan tâm, chia sẻ của các đại biểu Quốc hội trong vấn đề dân số và phát triển nói chung, đặc biệt là các vấn đề “nóng” đang được xã hội quan tâm như vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh.
 
Qua đó, các đại biểu cũng sẽ có thêm thông tin, cơ hội trao đổi kinh nghiệm và tham gia tích cực vào việc xây dựng các chính sách cũng như tham gia giám sát việc thực hiện chính sách dân số. 
 
Trương Thị Mai 
(Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của QH)
 
“Thế kỷ 20, nhiều nước châu Á thành công trong công tác DS-KHHGĐ và đạt mức sinh thay thế từ rất sớm như: Nhật Bản (từ những năm 1960 – 1965); Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (1976 – 1986); Thái Lan (1994); Trung Quốc (1998)…
 
Sau khi kiềm chế được tốc độ gia tăng dân số; các nền kinh tế đều “cất cánh”, trở thành những “con rồng” của châu Á nhưng vẫn tiếp tục không giảm mức đầu tư cho chương trình dân số”.
 
Ông Nguyễn Văn Tiên
(Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội)
 
“Liên Hợp Quốc hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát khuynh hướng gia tăng hiện nay và tin tưởng rằng Việt Nam đang đi đúng hướng.
 
Trước tiên, trọng tâm của vấn đề mất cân bằng này chính là phân biệt đối xử có liên quan đến giới.
 
Chính vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông thay đổi hành vi toàn diện hơn thông qua sự vào cuộc của báo chí, xã hội dân sự, đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng liên quan khác”.
 
Mandeep Janeja 
(Phó Trưởng Đại diện Quỹ Dân số LHQ tại VN)

Hà Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 4 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 6 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 6 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 10 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top