Hội thảo khoa học: “Sự cần thiết chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ”
Ước tính, mỗi năm trên thế giới có đến 4,2 triệu ca mắc Thủy đậu (trái rạ) phải nhập viện, trong đó có 4.200 ca tử vong. Các ca nhập viện do Thủy đậu thường ghi nhận các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn và để lại sẹo, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản và rối loạn thần kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Các chuyên gia nhận định Thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Việt Nam đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, theo khuyến cáo mới nhất của Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam có thể chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ ngay từ 9 tháng tuổi với 2 liều để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu(7).
Hội thảo khoa học được phối hợp tổ chức giữa bệnh viện Nhi Trung Ương, Hội Y học Dự phòng, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh và VPĐD GSK Pte tại Việt Nam trong cuối tháng 3 vừa qua cùng với sự điều phối của Chủ tọa là PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW tại TP Hà Nội, TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM tại TP. Hồ Chí Minh và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Hội thảo đã thu hút gần một ngàn nhân viên y tế trên cả nước tham gia tại hai đầu cầu: TP HCM, Hà Nội cũng như theo dõi qua hệ thống truyền trực tuyến của ban tổ chức.
Tại sự kiện, TS. BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương báo cáo một số nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam, cho thấy bệnh thủy đậu diễn ra quanh năm, với tỉ lệ mắc rất cao. Dù các số liệu chưa đầy đủ, nhưng đây được cho là một 5 bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nếu không chủng ngừa thì hầu hết dân số sẽ nhiễm vi rút thủy đậu vào khoảng độ tuổi từ 10-20 tuổi.
BS. CKI Đinh Văn Thới, Trưởng phòng khám Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết: "trước khi chuẩn bị mang thai, mẹ cần được chủng ngừa Thủy đậu để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong thai kỳ, thai nhi từ đó cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, khi trẻ được sinh ra thì lượng kháng thể bảo vệ trẻ được truyền từ mẹ sang con sẽ giảm dần theo thời gian. Các nghiên cứu ở nhiều nước phát triển cũng chỉ ra rằng, từ 4 tháng tuổi trở đi, lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ gần như không còn để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của Thủy đậu(6). Đây chính là giai đoạn trẻ nhỏ đặc biệt dễ cảm nhiễm với bệnh do thủy đậu gây ra." Cả 2 chuyên gia này đều đề cập độ tuổi sớm nhất có thể tiêm được thủy đậu từ 9 tháng tuổi bằng 2 liều vắc xin thủy đậu theo khuyến cáo năm 2020 của Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam(7)(11).

Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự điều phối của Chủ tọa là PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.
Các chuyên gia nhấn mạnh theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức y tế thế giới thủy đậu sẽ đạt được hiệu quả phòng ngừa cao nhất nếu được tiêm đủ 2 liều, với hiệu quả giảm đến hơn 95% số ca bệnh, hơn 99% số ca bệnh nặng và thời gian miễn dịch rất bền vững(5)(8)(9)(10). Việc chủng ngừa vắc xin thủy đậu là một khoản đầu tư vì không chỉ giúp giảm chi phí điều trị mà còn giúp công việc và thu nhập của gia đình không bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc và giảm năng suất lao động khi phải ở nhà chăm sóc trẻ bệnh.

Tại TP.HCM, Hội thảo được tổ chức với sự điều phối của Chủ tọa là TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM
BS Phạm Thị Mỹ Liên, Phó chủ tịch, Trưởng đại diện GSK tại Việt Nam đồng thuận với nhìn nhận của chuyên gia đó là trong nhiều năm qua bệnh thủy đậu đang bị nhìn nhận thấp hơn gánh nặng thực sự của nó. Dù đã có vắc xin phòng ngừa bệnh nhưng tỉ lệ bao phủ chủng ngừa trong cộng đồng còn rất thấp và dịch thủy đậu vẫn thường xảy ra. Chúng tôi hy vọng đóng góp thêm giải pháp nhằm một phần hỗ trợ quý nhân viên y tế quản lý tốt bệnh Thủy đậu, nâng cao miễn dịch cộng đồng, giảm tỉ lệ tử vong, nhập viện, giảm gánh nặng cho khối điều trị.
Các chuyên gia cũng kêu gọi cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bệnh thủy đậu cũng như khuyến khích các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ có khoảng trống miễn dịch nên đến trung tâm chủng ngừa gần nhất để được tư vấn và chủng ngừa sớm, đúng và đủ để phòng ngừa thủy đậu.
------------------------------------------
Thông tin về GSK:
GSK – một trong những công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe dựa trên nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới – cam kết cải thiện sức khỏe con người, giúp mọi người làm được nhiều việc hơn, cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn. Để biết thêm thông tin, truy cập website https://www.gsk.com .
Nguồn tham khảo:
**Khuyến cáo của các Hội Y học dự phòng ngày 5/10/2020
(1): WHO. Wkly Epidemiol Rec 2014; 89(25): 265–88
(2): CDC. Chapter 22 Varicella. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases (The Pink Book). 13th ed. Washington D.C. Public Health Foundation, 2015. Available from: https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/varicella.html [accessed September 2018];
(3): Banz K, et al. Eur J Health Econ 2004; 5(1): 46
(4): http://www.tapchiyhocduphong.vn/tin-tuc/thong-bao-dich/tinh-hinh-27-benh-truyen-nhiem-6-thang-dau-nam-2016-khu-vuc-mien-bac-o81E21086.html
http://www.tapchiyhocduphong.vn/tin-tuc/thong-bao-dich/tinh-hinh-benh-truyen-nhiem-nam-2015-khu-vuc-mien-nam-o81E2107E.html
(5): Povey M et al. Lancet Infect Dis. 2019;19:287-297
(6): Didier Pinquier et al. Clinical and vaccine immunology, Apr. 2009, p. 484–487
(7): Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam, bảng 4 trang 28, ấn bản 2020 – Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam
(8): World Health Organization. Varicella and herpes zoster vaccines: WHO position paper, June 2014. Wkly Epidemiol Rec 2014;89:265-287.
(9): Centers for Disease Control and Prevention. Summary of rationale for varicella vaccination. Information for Healthcare Providers. 2015. Available at: http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/varicella/rationale-vacc.htm . Accessed: 10 August 2015.
(10): Marin M, Guris D, Chaves SS et al. Prevention of varicella: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep 2007;56:1-40.
(11): Lalwani S, Chatterjee S, Balasubramanian S, et al. Immunogenicity and safety of early vaccination with two doses of a combined measles-mumps-rubella-varicella vaccine in healthy Indian children from 9 months of age: a phase III, randomised, non-inferiority trial. BMJ Open 2015;5:e007202. doi:10.1136/bmjopen-2014-007202
PV

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 11 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 13 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 16 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 17 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.