Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hủ tục "ra lềnh"

Thứ sáu, 08:32 05/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ nhiều đời nay, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, người dân xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội lại "rộn ràng" tổ chức tục "ra lềnh" - một hủ tục mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

“Ra lềnh” - hủ tục lâu đời...

Xã Tản Hồng nằm ở ven đê Sông Hồng phía Bắc của huyện Ba Vì. Xã có 4 thôn thì có đến 3 thôn là La Phẩm, La Thượng và La Thiện có tập tục "ra lềnh". Nói về nguồn gốc của tập tục này, ông Đặng Hồng, 63 tuổi, trú tại cụm 5, thôn La Phẩm cho biết: Tục "ra lềnh" hay còn gọi là "trình đinh" có từ thời phong kiến, tổ chức vào thời điểm đầu xuân.
 

Đình La Phẩm - nơi hàng năm vẫn diễn ra lễ "trình đinh" của người dân trong thôn (Ảnh: QH).

Xuất phát từ quan niệm  "Con trai là người nối dõi tông đường"  nên được tính là một suất đinh. Chính quyền sẽ căn cứ vào số các suất đinh để chia ruộng đất. Việc "trình đinh" tức là trình con trai trước làng xã để chính thức nhận thêm ruộng đất canh tác. Kể từ khi cải cách ruộng đất và hợp tác xã ra đời, việc "trình đinh" để nhận đất không còn nữa. Nhưng do tồn tại lâu đời nên hủ tục này trở thành nếp, hàng năm ở Tản Hồng, người dân vẫn tổ chức "trình đinh" ở đình thôn và tổ chức lễ tại nhà.

Các cụ già trong xã cho hay, trước đây tục "ra lềnh" được tổ chức rất to. Mỗi nhà khi có "quí tử" thường làm tới 50 mâm cỗ mời anh em họ hàng, bà con hàng xóm tới dự. Gần đây, trung bình mỗi năm cũng có tới vài chục hộ tổ chức lễ "ra lềnh".

Lễ "trình đinh" diễn ra ở đình làng, đây là một nghi lễ quan trọng, bao gồm cả hai ý nghĩa: vừa trình đinh, vừa là lễ tạ. Mỗi gia đình sinh con trai tại thời điểm đầu năm hoặc từ trong năm trước phải sắm một mâm lễ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, thường gồm: Thủ lợn hoặc gà trống thiến kèm theo xôi và hoa quả. Những người tham gia cúng bái "trình đinh" cho trẻ tại đình bao gồm ông bà nội ngoại, trưởng dòng họ. Sau khi thực hiện xong nghi lễ tại đình thôn, gia đình mời anh em, họ hàng tới nhà ăn cỗ, chia vui.

Trước đây, chuyện tổ chức ăn "ra lềnh" chừng 50 mâm là "chuyện thường", nhưng hiện nay việc làm cỗ to như vậy không còn phổ biến. Các gia đình tùy theo gia cảnh có thể làm cỗ to hay nhỏ, thường là từ 5-10 mâm cơm. Nhưng "phú quí sinh lễ nghĩa", một số hộ khá giả muốn lễ "ra lềnh" cho con cháu phải "hoành tráng" nên có khi làm tới vài ba chục mâm cỗ. Những trường hợp này chủ yếu là các gia đình hiếm muộn, kinh tế khá giả. Nhiều người không có điều kiện nhưng nhận được lời mời đi ăn lễ phải "bấm bụng" đi vay tiền để có phong bì cho khỏi  mang tiếng...

Có dự lễ "ra lềnh" mới thấy hết được tư tưởng "trọng nam" vẫn còn  nặng nề  ngay tại vùng đất cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 60km. Những người dân ở đây cho rằng: Chỉ sinh được con trai mới được... trình lên thần thánh, tạ ơn vì đã ban ơn cho gia đình có được "cậu ấm"!!!. Không ít gia đình "đua nhau" làm tiệc "khao" con trai tại tư gia rất  linh đình, tốn kém. Anh em, họ mạc, dòng tộc phấn khởi, cầu chúc với những lời lẽ "có cánh" cho các bé trai. Trong khi đó  những bé gái thì không có được niềm vinh hạnh ấy. Cũng chính tại những  cuộc vui này đã  khiến những ông bố bà mẹ sinh con một bề là gái không khỏi chạnh lòng và nảy sinh "quyết tâm" phải có con trai để mở mày mở mặt với thiên hạ.

Nguy cơ chênh lệch giới tính

"Cũng chính vì tồn tại tư tưởng trọng nam cũng như những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tập tục "ra lềnh" nên trong nhiều năm qua ở Tản Hồng, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao. Chỉ tính riêng năm 2009, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,6%, chỉ số chênh lệnh giới tính là 115 bé nam/100 bé gái, một con số khá cao so với các vùng khác trong huyện và trong thành phố" - chị Nguyễn Thị Nga, cán bộ chuyên trách dân số xã Tản Hồng chia sẻ...
 

Những  trẻ em nam ra đời ở Tản Hồng luôn được chào đón và coi trọng trong lễ "ra lềnh" (Ảnh: Quang Huy).

Bà Nguyễn Thị Tâm -  Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tản Hồng cho biết: Rõ ràng đây là một hủ tục mang nặng yếu tố trọng nam vốn tồn tại ở địa phương từ nhiều đời nay. Người dân, đặc biệt là tầng lớp trẻ đã nhận thức đây là một hủ tục lạc hậu, tuy nhiên cũng khó để thay đổi được, bởi các cặp vợ chồng đó cũng phải chịu sức ép từ những bậc cao niên trong gia đình và dòng tộc.

Phó Chủ tịch UBND xã Tản Hồng - ông Lê Văn Kính cho biết: Kể từ khi có cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" nên hủ tục này không còn diễn ra nặng nề như trước nữa. Nhiều gia đình sắm sửa lễ lạt, cỗ bàn ít tốn kém hơn.  Song cá biệt vẫn còn có gia đình tổ chức lẽ "ra lềnh" tại nhà với quy mô lớn, rất tốn kém. Nhưng biện pháp ngăn chặn, xử lý hầu như không có bởi không ai trình báo, vả lại vẫn chưa có chế tài xử phạt những trường hợp này...

Ngô Huy - Hoàng Vững

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top