Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Kẻ giết người" mang tên... dầu ăn

Thứ tư, 09:07 12/06/2013 | Sống khỏe

Xét về cảm quan, dầu ăn tái chế lẫn dầu tinh luyện đều không có sự khác nhiều về màu sắc, mùi vị, nhưng chất lượng hoàn toàn khác.

Theo Cục An toàn thực phẩm, dầu ăn tái chế có chứa hàng loạt các chất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, gây nguy cơ ung thư cao.

Độc hại khôn lường

Không như dầu ăn tinh luyện được sản xuất bởi các công ty lớn với dây chuyền công nghệ hiện đại, dầu ăn tái chế được sản xuất bởi các cơ sở tư nhân không giấy phép từ nguồn nguyên liệu là dầu ăn đã qua sử dụng (chiên, xào), được thu gom, xử lí sơ sài rồi phân phối lại cho người tiêu dùng, các nhà hàng, quán ăn với giá rẻ. Dầu tái chế do đã qua chiên rán nhiều lần cộng với việc tái chế ở nhiệt độ cao nên chứa nhiều axit béo dạng trans. Mặt khác, nhiều cơ sở tái chế có thể sử dụng hóa chất trôi nổi trong quá trình xử lí nên dầu tái chế hoàn toàn không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, gây ảnh hưởng độc hại cho sức khoẻ người sử dụng.

"Kẻ giết người" mang tên... dầu ăn 1
Ảnh minh họa.

Theo TS Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn thực phẩm, xét về cảm quan, dầu ăn tái chế lẫn dầu tinh luyện đều không có sự khác nhiều về màu sắc, mùi vị, nhưng chất lượng hoàn toàn khác nhau. "Dầu tái chế đã được đun ở nhiệt độ cao nhiều lần nên thành phần hóa học bị biến đổi. Vitamin và một số chất dinh dưỡng đã bị phá hủy, xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty axit oxide... rất nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Trong dầu tái chế còn có nhiều axit béo cấu hình trans (axit béo bị chuyển hóa trong quá trình chiên rán). Loại axit béo này làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, tiêu thụ nhiều axit béo cấu hình trans sẽ tăng khả năng mắc các bệnh khác như ung thư, béo phì... Ngoài ra, dầu tái chế còn chứa các sản phẩm của thực phẩm bị cháy do chiên rán. Khi ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh... rất độc hại và có khả năng gây ung thư".

Cách nhận biết dầu ăn tốt

TS Nguyễn Thanh Phong cũng cho hay, các cơ sở sản xuất dầu ăn có uy tín được sản xuất theo quy mô công nghiệp, được giám sát và kiểm soát chặt chẽ về quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm. Còn các cơ sở chế biến dầu ăn tái chế, mỡ động vật không bảo đảm vệ sinh thường chỉ là công nghệ xử lý sơ sài, không bảo đảm an toàn thực phẩm, dùng hóa chất trôi nổi không rõ nguồn gốc nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Người tiêu dùng nên chọn mua dầu ăn của những công ty có uy tín trên thị trường. Dầu ăn được chứa trong chai hoặc can nhựa có đầy đủ nhãn mác, ngày sản xuất, tên cơ sở sản xuất, thành phần... Tuyệt đối không sử dụng dầu đã quá hạn sử dụng, dầu không được bảo quản đúng cách như khuyến cáo trên nhãn của nhà sản xuất, không sử dụng dầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Để nhận biết dầu ăn chất lượng tốt, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên dựa vào cảm quan về màu sắc và mùi vị của sản phẩm. Dầu ăn tốt có màu vàng sáng, trong suốt, mùi thơm nhẹ, không ôi, khét, vị nhạt; đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng dầu ăn trôi nổi trên thị trường, giá tuy rẻ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
 
Theo Kiến thức
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Top