Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, đừng làm điều này để khẩu trang không thành “ổ bệnh”

GiadinhNet – Từ ngày 16/3, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng. Khi bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, hãy nhớ 6 nguyên tắc sau.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: Từ ngày 16/3/2020, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng tập trung đông người như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...

Việc đeo khẩu trang là bảo vệ chính mình và để giảm thiểu nguy cơ lây cho người khác nếu chẳng may mình bị bệnh. Tuy nhiên, dùng khẩu trang có đảm bảo 100% không bị lây nhiễm hay không thì không. Nhưng nếu đeo khẩu trang không đúng cách còn phản tách dụng, thậm chí thành "ổ bệnh".

Khi bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, đừng làm điều này để khẩu trang không thành “ổ bệnh” - Ảnh 2.

Từ 16/3 bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của BS Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Việt Đức trên trang cá nhân, để khẩu trang không thành "ổ bệnh" hãy tránh những việc làm này:

1. Sờ tay thường xuyên lên khẩu trang

Khi đeo khẩu trang, mọi người thường thấy ngộp thở, mờ kính, ngứa ngáy khó chịu… Cùng với đó, thói quen đưa tay lên vùng mặt là bản năng mà ai cũng mắc. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bất cứ ai đều sẽ đưa tay lên vùng mặt ít nhất 10 lần trong 1 tiếng đồng hộ, tần suất vô cùng lớn. Trong thời gian đeo khẩu trang mọi người thay vì sờ lên mặt chúng ta lại hay sờ vào khẩu trang là làm mất đi tác dụng của khẩu trang.

2. Sờ vào mặt ngoài khẩu trang

Mặt ngoài của khẩu trang giống như tấm giáp ngăn không cho vi khuẩn, virus tiếp cận vùng mũi miệng - là cửa sổ tự nhiên để từ đó mầm bệnh xâm nhập vào họng - phổi và gây bệnh. Những gì chúng ta tiếp xúc sẽ được lưu lại ở bề mặt ngoài của khẩu trang biến nó thành "ổ bệnh". Nếu đưa tay lên sờ vào bề mặt ngoài khẩu trang mà không sát khuẩn tay ngay sau đó là vô tình đưa hết những gì bẩn nhất từ khẩu trang vào tay mình. Từ bàn tay, mọi người lại sờ lên mặt, phát tán vi khuẩn đi nơi khác…

Lúc này, mọi người cần tự ý thức để hạn chế đưa tay lên cùng mặt vì đó là thói quen mất vệ sinh nếu đôi bàn tay ta đang bẩn. Trước khi đưa tay lên vùng mặt hoặc sửa khẩu trang cần rửa tay, sát khuẩn tay nhanh. Sau khi sát khuẩn tay nhanh, luồn ngón tay của mình vào mặt trong của khẩu trang (vùng sạch) để chỉnh sửa khẩu trang.

3. Không vứt bỏ hoặc không giặt sau một ngày dùng

Nhiều người sau khi dùng khẩu trang 1 ngày để đi làm, tiếp xúc bao người nhưng về không vứt đi (loại dùng 1 lần) hoặc không giặt với xà bông sát khuẩn với khẩu trang vải mà lại treo lên, thậm chí đút vào trong túi áo quần rồi ngày mai tái dùng tiếp.

Điều này rất nguy hiểm vì sau một ngày dài nơi công cộng, khẩu trang lưu trên không biết bao nhiêu chất bẩn, hạt nước bọt của mọi người. Các loại virus, vi khuẩn sau một đêm có thể xâm nhập lên toàn bộ chiếc khẩu trang. Tốt nhất với khẩu trang dùng 1 lần bắt buộc bỏ vào thùng rác có nắp đậy và giặt với xà bông sát khuẩn với khẩu trang vải trước khi dùng lại.

4. Đeo khẩu trang để lộ mũi ra ngoài

Đây là điều rất nhiều người mắc. Như vậy tác dụng của khẩu trang gần như không còn vì mũi hoàn toàn có thể hít phải những hạt bụi, nước bọt nhỏ li tì từ người khác phóng ra.

Hay khi tháo bỏ khẩu trang vẫn dùng tay nắm vào mặt ngoài mà không nắm vào hai sợi dây bên tai. Sau khi tháo bỏ khẩu trang (để ăn trưa, để uống nước, để vứt đi…) chưa có thói quen rửa tay, sát khuẩn tay nhanh.

5. Xả khẩu trang không đúng chỗ

Hành động này vô tình sẽ biến khẩu trang thành "ổ bệnh" để lây lan cho cộng đồng nếu người đó mặc bệnh qua đường hô hấp hoặc COVID-19. Câu chuyện người bác sĩ "siêu lây nhiễm" tại khách sạn Metropole ở Hồng Kong trong dịch SARS 17 năm về trước là một ví dụ khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể bác sĩ ấy đã để lại "bệnh phẩm" trên lối đi của hành lang dãy phòng khách sạn và rất nhiều người vô tình đi qua rồi lây nhiễm.

6. Lạm dụng khẩu trang y tế

Trong giai đoạn dịch phức tạp này, mỗi người dân nên chuẩn bị cho chính mình ít nhất 2 hoặc 3 khẩu trang vải thay nhau sử dụng khi ra nơi công cộng và giặt sạch phơi khô sau mỗi ngày. Tuyệt đối không được để chúng qua đêm, tái dùng lại ngay. Mỗi khẩu trang chỉ có tác dụng dự phòng trong vòng 8 tiếng. Hơn nữa, không lạm dụng khẩu trang y tế vì tốn kém, ô nhiễm môi trường hay thành ổ bệnh khi xả chúng không đúng nơi quy định. Khẩu trang y tế nên ưu tiên cho tuyến đầu, nhân viên y tế và cho vùng cách ly.

Phương Thuận


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Sống khỏe - 1 giờ trước

Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón…

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Ai cũng ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm căn bệnh quái ác này sẽ không tấn công.

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Trứng nứt, trứng sống, trứng lòng đào, trứng chế biến quá kỹ... đều không tốt cho cơ thể, dễ gây tăng cân, nhiễm khuẩn.

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Top