Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi biết nguyên nhân vì sao hai bức tường này lại ố vàng, nhiều người không khỏi kinh hãi và lo lắng

Thứ sáu, 13:38 16/04/2021 | Sống khỏe

Ngay sau khi biết được nguyên nhân, bức ảnh này đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, nó như một lời cảnh báo gửi đến người khác.

Tất cả chúng ta đều biết thuốc lá vô cùng độc hại. Nó tàn phá sức khỏe của con người theo thời gian. Thế nhưng, ngược đời ở chỗ là người hút thuốc lá trực tiếp lại ít bị độc hại hơn người hút thuốc lá thụ động .

Hút thuốc thụ động chính là hít phải khói thuốc lá có trong môi trường không khí. Đây là hỗn hợp của khói thuốc lá do người hút thở ra (khói chính) và khói thuốc lá xuất phát từ trên điếu thuốc đang cháy dở (khói phụ). Theo Tiến sĩ Armeen Poor - bác sĩ chuyên khoa phổi đang công tác tại Trường Cao đẳng Y tế New York (Mỹ), hỗn hợp khói thuốc lá này chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 250 chất được xác định là độc hại và 70 chất gây ung thư cho cơ thể người.

Song, trên thực tế, ảnh hưởng của việc hút thuốc lá thụ động gây tác hại đến sức khỏe của con người như thế nào thì nhiều người lại không được biết.

Gần đây, người dùng mạng xã hội bỗng "đào lại" hình ảnh của hai bức tường ố vàng mà người đăng tải cho biết đó đây là hai bức tường của một căn phòng dành riêng cho người hút thuốc lá. Bức ảnh ngay lập tức được lan truyền như virus với hơn 129.000 lượt chia sẻ. Hầu hết mọi người đều kinh ngạc khi nhìn thấy sự "biến đổi" của bức tường khi bị "hút thuốc lá thụ động".

Khi biết nguyên nhân vì sao hai bức tường này lại ố vàng, nhiều người không khỏi kinh hãi và lo lắng - Ảnh 1.

Bức tường được cho là bị ố vàng, chuyển màu vì "phải hút thuốc lá thụ động" trong một thời gian dài.

Rõ ràng ban đầu căn phòng này được sơn màu trắng, và được trang trí những bức tranh hay khung hình nằm rải rác trên tường. Sau một thời gian, cũng không rõ là bao lâu, người ta gỡ bỏ những bức tranh/khung hình xuống, và thật kinh ngạc khi bức tường đã có 2 màu sắc đối chọi nhau.

Nếu phần tường đằng sau những bức tranh vẫn giữ được màu sắc nguyên thủy, thì toàn bộ phần tường còn lại – nơi không có vật che chắn – để ngả về màu ố vàng. Điều này chứng tỏ khói thuốc lá mà những người vào phòng này hút đã "ám" lên tường khiến nó bị biến sắc.

Cho dù là chưa biết mất bao nhiêu thời gian khiến bức tường trong nhà trở nên như thế kia do "hút thuốc lá thụ động" nhưng câu hỏi được mọi người đặt ra là: Khói thuốc lá còn có thể biến từ bức tường màu trắng sang màu vàng, vậy hãy tưởng tượng chúng sẽ làm gì với lá phổi nhỏ bé mong manh của con bạn?

Tiến sĩ Armeen chia sẻ trẻ em phải đối mặt với những tác hại do khói thuốc lá gây ra cao hơn so với người lớn. Vì phổi của trẻ đang phát triển, đồng thời nhịp tim của trẻ nhanh hơn người lớn nên sẽ nhận nồng độ chất độc hít vào phổi nhiều hơn.

Trong khi chúng ta hít vào và thở ra khoảng 14-18 lần/phút thì trẻ sơ sinh lại có thể hít thở 60 lần/phút, và trong khoảng 5 năm đầu đời, nhịp hô hấp của trẻ đều khá nhanh như thế. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ hít khói thuốc do hút thuốc lá thụ động nhiều gấp 3 lần so với người lớn khi ở trong cùng một môi trường có khói thuốc lá.

Khi biết nguyên nhân vì sao hai bức tường này lại ố vàng, nhiều người không khỏi kinh hãi và lo lắng - Ảnh 2.

Với hơn 70 chất hóa học gây ung thư và 250 chất độc, không khí chứa khói thuốc lá độc hại và không an toàn đối với trẻ em (Ảnh minh họa).

Những nguy hại của việc hút thuốc lá thụ động đối với trẻ em

Theo thống kê của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 150.000 – 300.000 ca nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi. Và có khoảng 200.000 – 1.000.000 trẻ em mắc bệnh hen suyễn có tình trạng tồi tệ do hít phải khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây ra hàng nghìn trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới mỗi năm.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc lá có nguy cơ bị viêm tai giữa cao. Vì khi hít phải khói thuốc, nó gây kích ứng ống eustachian, dẫn đến tình trạng sưng tấy, sau đó nhiễm trùng tai – nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thính lực ở trẻ em.

Chưa kể, phổi của trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng chậm phát triển hơn. Theo một nghiên cứu, phổi của những đứa trẻ sống trong gia đình có khói thuốc lá có mức cotinine cao hơn 45% so với trẻ sống ở gia đình không hút thuốc.

Song, trên tất cả, điều đáng báo động là 90% trẻ em tiếp xúc với khói thuốc là từ bố/mẹ của mình. Như vậy có thể nói rằng việc cung cấp một môi trường sống lành mạnh, không khói thuốc lá cho trẻ em là tùy thuộc vào chính người làm cha mẹ chúng ta.

Rõ ràng, với hơn 70 thành phần chất hóa học gây ung thư và 250 chất độc, không khí chứa khói thuốc lá độc hại và không an toàn cho bất kỳ ai, huống chi là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển phải hút thuốc lá thụ động. Vì vậy, bạn hãy bảo vệ con mình khỏi môi trường độc hại đó bằng cách mang lại cho con một môi trường sống không khói thuốc.

Trong trường hợp bạn muốn hút thuốc, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm tất cả những gì có thể để bảo vệ người khác khỏi khói thuốc lá do phải hút thuốc lá thụ động. Nhưng tốt hơn hết là các cha mẹ, đặc biệt là các ông bố hãy tập cai thuốc lá, vì điều đó không bao giờ là quá muộn.

H.H

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 5 giờ trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 14 giờ trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Để có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Top