Khi các bà, mẹ đi học xóa mù
Học để khỏi lăn tay trên xã, hát được karaoke, biết chữ như mấy cháu nội ngoại, viết được tên cha mẹ đặt cho mà xưa giờ không viết được.
Bấy nhiêu ước muốn đó là của các bà, các mẹ đang tham gia lớp học xóa mù chữ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế...
Đó là lớp học xóa mù chữ tại thôn Cự Lại Đông, xã Phú Hải, huyện Phú Vang, do thầy Huỳnh Văn Hưng - giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang - phụ trách vào các tối thứ hai, tư, sáu mỗi tuần. Phần lớn học viên đã có cháu nội, cháu ngoại.

Lớp học xóa mù chữ do thầy Huỳnh Văn Hưng phụ trách ở Cự Lại Đông, Phú Hải, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế - Ảnh: Thái Lộc/Tuổi Trẻ.
Lớp có 32 o, mệ
Khi cả lớp đang đồng thanh đọc dãy chữ cái thì bà Tĩnh (64 tuổi) đọc sai hoài. Thầy Hưng nhắc nhở, bà nói: “Mắt tôi kèm nhèm, đọc không rõ, để tôi lên bảng đọc cho coi!”. Bước lên bảng, bà cụ đọc: “pờ, ku...”. Dưới lớp có tiếng vọng lên: “Ku mô mà ku, quờ chớ!”. Cả lớp rộ cười...
Khi cả lớp đang ngồi vắt óc trước những dấu lớn, bé hay bằng giữa các con số của bài tập toán thì từ góc lớp, một cụ bà sang sảng kể chuyện làm toán của mình. Cả lớp nhìn sang, đó là bà Nguyễn Thị Hái (60 tuổi) kể với người bên cạnh.
“Đi chợ về, tôi đổ ngay bao ớt ra nền. Rồi lấy vở ra, làm theo, cộng mấy thì bỏ qua mấy trái. Trừ thì lấy lui. Bỏ qua bỏ về, cuối cùng loạn xạ, không tính được nữa!” - nói đoạn bà Hái cười ha hả khiến cả lớp cười theo. Thầy Hưng kể có lần thầy viết chữ “ọp ẹp” trên bảng thì có người nhắc: “Chữ răng mà kỳ cục rứa!”...
Lớp học đang nửa chừng, một cụ bà đến trễ, cụ vừa bước vào lớp thì có người đàn ông ngoài sân nói: “Già rồi mà mệ còn đi học, xấu hổ chưa!”. Cụ bà tức thì đáp trả: “Mắc chi mà xấu hổ. Phải động viên người ta đi học chớ. Học biết chữ còn đỡ hơn lên xã cứ lăn tay hoài à!”.
Thật ra, để đến được lớp học, không ít học viên phải vượt qua nhiều lời dè bỉu, trêu ghẹo. Một cụ kể có người nói thẳng mặt cụ rằng: “Sắp xuống lỗ rồi mà còn đi học làm chi”. Có trường hợp người ngăn cản dữ dội nhất chính là chồng, sợ vợ đi học xóa mù chữ làm... xấu mặt mình! Một số người đấu tranh vượt qua được để đến lớp, trong khi nhiều người khác thì đành ở nhà. Theo lời thầy Hưng: “Nhiều o, nhiều chị nói lúc mô chồng ra biển mới đến lớp học được. Nghe mà thương, quyền được đi học cũng bị cấm đoán, vô lý hết sức!”.
Theo thầy Hưng, 32 học viên trong lớp thầy dạy là rất ít so với con số mù chữ thực tế của xã Phú Hải. Dù nam giới chiếm phần lớn số người mù chữ nhưng cả lớp toàn phụ nữ. Theo thầy Hưng: “Xóa mù chữ cho đàn ông nghề biển vô cùng khó thực hiện. Cứ tối trời là lênh đênh ngoài biển đến trăng sáng mới về, không học được!”.
Anh Trần Vĩnh, người dân làng Cự Lại Đông, lý giải tình trạng mù chữ rất phổ biến ở quê mình rằng: “Hồi đó vùng ni rất cực, thường thiếu ăn. Làng toàn nghề biển nên con trai 4-5 tuổi đã theo cha ra biển làm nghề. Mà đã đi là đi mãi, khó ở nhà. Còn con gái ở nhà nội trợ, chăn nuôi, phụ mẹ phơi cá, làm mắm hay ngồi vá lưới suốt ngày. Vì rứa mà rất ít người được đi học chữ!”.
Mỗi người mỗi ước muốn
Hầu hết học viên cho biết trước đây do hoàn cảnh nhà nghèo, đông con, lại chiến tranh loạn lạc nên không có điều kiện học chữ. Sau năm 1975, chính quyền cũng có tổ chức lớp bình dân học vụ nhưng có nơi tổ chức vài tháng, có người lại bận rộn chỉ theo học ít bữa nên có học cũng như không.
Lần này, mọi người quyết chí học để “ra xã khỏi lăn tay”, tức khi đến UBND xã làm các thủ tục thì cầm bút ký tên chứ không phải điểm chỉ như lâu nay nữa. Với một cụ bà khác thì: “Thấy thằng cháu nội trong nhà giở sách ê a mà mình không biết chi, lắm lúc cũng tủi, cũng xấu hổ thiệt. Vì rứa mới gắng mà học”.
Hơn thế, nhiều bà, nhiều mẹ còn tham vọng hát được karaoke: “Mấy lần bạn bè rủ rê, trong khi chúng bạn hát tưng bừng thì mình ngồi chầu rìa, xếp xó vì không biết chữ!”. Hay như bà Nguyễn Thị Hoa mơ ước giản dị hơn: “Ba mạ (bố mẹ) sinh tôi ra đặt cho cái tên, rứa mà chưa một lần viết nó ra xem như thế nào. Lần ni thì phải học để viết tên cho bằng được!”.
Ước muốn biết chữ mãnh liệt bậc nhất trong lớp là bà Trần Thị Gòn, 59 tuổi. Bà đem mắm ruốc từ quê lên bán ở các xã miền núi huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), cách quê Phú Hải của bà chừng 50km. Bà cho biết mình đi bán trong mấy ngày liền, vừa về tức thì sửa soạn cơm nước xong là tới lớp luôn, để về ăn sau.
Đây cũng là lớp học mà bà mong chờ suốt 37 năm qua. Hồi trước còn chiến tranh, nhà quá nghèo, anh chị em đông, bà không được đi học. Năm 1978, sau khi lấy chồng chừng một năm, chính quyền mở lớp bình dân học vụ xóa mù chữ, bà cũng có tham gia và biết đánh vần, biết viết nguệch ngoạc vài ba chữ.
Bà Gòn lận lưng dăm ba chữ đi buôn mắm ruốc, phần lớn người mua thiếu, trong mấy tháng mới trả tiền một lần, buộc bà phải ghi nợ. Bà viết nguệch ngoạc, đôi khi đọc lại không hiểu mình viết gì, mà chỉ nhớ. “Vì rứa nhiều lần người ta cãi. Đưa chứng cứ (sổ) ra thì mình thua, vì không rõ ràng. Rứa là lần ni tôi quyết học chữ cho bằng được để mà buôn bán!”.
Vận động đàn ông đi học khó hơn phụ nữ
“Tỉ lệ mù chữ ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ, nhưng thực tế các lớp xóa mù chữ chủ yếu phụ nữ tham gia. Trung tâm đã phối hợp với nhiều ban, ngành đi vận động tích cực, đến từng người nhưng các anh không đi học nên đành chịu. Việc tổ chức lớp học phải áp theo khung chương trình và thời gian, điều này không phù hợp với thời gian làm nghề biển, nên đàn ông gần như không đến lớp được. Ngoài ra, các anh còn mặc cảm, tự ái rất cao, khiến việc vận động đàn ông lớn tuổi đến lớp xóa mù chữ không đạt kết quả mong muốn”.
Ông Tôn Thất Ái Đạm - Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang
Theo Thái Lộc/Tuổi Trẻ

Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh
Thời sự - 1 giờ trướcMột tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực trên vùng biển Thiên Cầm (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) vào tối 19/7.

Từ 15/8, hàng triệu người nên biết quy định mới nhất về mức hưởng bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định 188/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong đó quy định chi tiết về mức hưởng bảo hiểm y tế. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Không khí tang thương bao trùm khi người thân của các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch chiều 19/7 đã có mặt từ rất sớm để thắp hương, cầu nguyện cho những người xấu số.

Chi tiết lịch trình, điểm danh các khối sẽ đi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ diễn ra sáng 2/9 tại Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm thủ đô Hà Nội.

Siêu dông gây lật tàu du lịch ở vịnh Hạ Long mạnh cỡ nào?
Thời sự - 3 giờ trướcNguyên nhân mưa dông mạnh chiều 19/7 là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp nền nhiệt khu vực tăng cao, tạo thành hệ thống siêu dông.

Khởi tố bị can đầu tiên về tội 'sử dụng trái phép ma tuý' theo quy định mới
Pháp luật - 4 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố Lỳ Lỳ Hừ (37 tuổi, trú tại xã Bum Tở) về tội “Sử dụng trái phép chất ma túy”.

Loạt đại học top đầu phía Bắc dự báo điểm chuẩn 2025 giảm
Giáo dục - 4 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính... dự báo điểm chuẩn 2025 giảm từ 1-4 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Lời kể của những người sống sót trong phút sinh tử khi tàu lật trên vịnh Hạ Long
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Những nạn nhân sống sót kể lại phút tàu du lịch lật úp, chìm xuống vịnh Hạ Long, khiến ít nhất 30 người tử vong thương tâm.

Tin bão mới nhất: Bão Wipha mạnh thêm, tiến nhanh về vịnh Bắc Bộ, Hà Nội cảnh báo mưa dông lớn trong hôm nay
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Ảnh hưởng bão Wipha, ngày và đêm 20/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Tin sáng 20/7: Tin mới nhất vụ lật thuyền du lịch ở vịnh Hạ Long; bão số 3 đổ bộ, khu vực nào mưa to nhất?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đang nỗ lực triển khai nhiều phương án tìm kiếm các nạn nhân vụ lật tàu ở Hạ Long; Từ chiều 21-23/7, ảnh hưởng của bão số 3 Wipha, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra mưa lớn diện rộng, tổng lượng mưa có nơi trên 600mm.

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong
Thời sựGĐXH - Thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, trên tàu chở 51 người gồm 3 thủy thủ và 48 hành khách. Đến thời điểm 20 giờ ngày 19/7, đã có ít nhất 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người vẫn đang mất tích.