Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi con trẻ đánh nhau dã man còn người lớn thờ ơ đến tàn nhẫn

Thứ tư, 09:51 03/04/2019 | Xã hội

Một sự thật đáng buồn nhưng ít người nói đến là nguyên nhân khiến trẻ đánh bạn có nguồn gốc từ gia đình. Trẻ bắt nạt thường bị cha mẹ hắt hủi, lạnh nhạt và đánh giá tiêu cực.

Lê Nguyên Phương

Chuyên gia tâm lý giáo dục

TS Lê Nguyên Phương có 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi mầm non đến đại học. Ông lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại Đại học Nam California (USC), Mỹ.

TS Lê Nguyên Phương cũng là học giả Fulbright, người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý Học đường tại Việt Nam. Ông là tác giả của bộ sách Dạy con trong hoang mang, giành giải Sách hay 2018 về hạng mục sách Giáo dục.

Năm 2016, Hội đồng thành phố Shawano (bang Wisconsin) thông qua sắc lệnh về nạn bắt nạt trong học đường. Theo đó, khi con mình bắt nạt bạn, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ được thông báo và được cho 90 ngày để giải quyết sự việc. Nếu hành vi bắt nạt bạn tái diễn, cha mẹ sẽ bị phạt 366 USD; tái diễn lần hai là gần 700 USD .

Nếu như ở bang Wisconsin, phụ huynh chỉ bị phạt tiền khi con mình bắt nạt bạn thì ở thành phố Bắc Tonawanda (bang New York), từ cuối năm 2017, ngoài việc phải đóng mức phạt khoảng 250 USD , cha mẹ hoặc người giám hộ có thể phải đối mặt án tù 15 ngày.

Sự việc bắt nguồn từ việc một thiếu niên 15 tuổi đấm vào mặt cậu bé 13 tuổi ngay ngoài tiệm tạp hóa. Vì cả hai còn là trẻ vị thành niên, cảnh sát không thể làm gì được. Ông William Cargo, bố của nạn nhân, rất bất bình vì “những kẻ bắt nạt không phải chịu hậu quả gì”. Theo các nhà chức trách, việc ban hành điều luật này nhắm tới những phụ huynh không chịu hợp tác với cảnh sát và nâng cao trách nhiệm trong việc dạy dỗ con trẻ.

Thế nhưng, không phải ai trong ngành giáo dục cũng biết cách giải quyết những vụ bắt nạt, nhất là hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân.

Tại bang Indiana, cô bé Angel Green bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình, từ cân nặng tới màu tóc. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi bố em bị bắt vì tội xâm hại chính con gái mình. Em bị bạn bè bắt nạt suốt từ lớp 6 đến lớp 8. Mặc dù trường có giáo viên phụ trách trường hợp của Green nhưng vẫn chưa đủ. Cô bé treo cổ tự tử ở cạnh trạm xe buýt năm 2015 khi học lớp 8.

Không biết chuyên viên tâm lý học đường ở trường này có được hỏi đến khi vụ bắt nạt xảy ra hay không? Hay chuyên viên tham vấn tâm lý học đường ở đây là giáo viên chủ nhiệm được tập huấn vài ngày rồi bắt kiêm nhiệm công tác tham vấn như ở…Việt Nam?

Khi người lớn vô cảm

Câu chuyện tại Hưng Yên chỉ là giọt nước tràn ly của hiện tượng bạo lực học đường xảy ra đã nhiều năm trong nhà trường Việt Nam. Hiện tượng này thực ra là một trong những vấn nạn của học đường, không phải chỉ ở thời gian gần đây và xảy ra ở nhiều nước.

Tuy nhiên, các vấn đề của hệ thống và môi trường giáo dục tại Việt Nam xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn lẫn thái độ trốn tránh trách nhiệm của nhà trường, cũng như mức độ nghiêm trọng ngày một tăng đã khiến người dân bức xúc, đòi hỏi hành động.

Nếu những người có trách nhiệm “lo liệu phòng bị” cho học sinh chỉ biết phản ứng thụ động khi khủng hoảng xảy ra, thì khổ đau của các em đã trở thành thương tật thể xác và tâm lý kéo dài suốt đời.

Hiệu ứng đám đông khi chỉ chú ý đến sự việc đặc biệt như thế, có thể xem như một cái van xã hội báo động những hiện tượng cần phải can thiệp ngay.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ vấn đề xã hội khác, mọi khủng hoảng đều đã có những biểu hiện kéo dài lâu ngày với nhiều mức độ và sắc thái khác nhau mà sự vô tri, vô cảm của người có thẩm quyền hay liên quan đã khiến cho nó trầm trọng hơn.

Nếu những người có trách nhiệm chỉ biết phản ứng thụ động khi khủng hoảng xảy ra, thì khổ đau của các em đã trở thành thương tật không chỉ thể xác, mà còn cả tâm lý kéo dài suốt đời.

Hành động tấn công dã man đó làm chúng ta dễ thấy và tức giận, nhưng hành động bắt nạt không chỉ giới hạn ở tấn công thể xác, mà còn bao gồm cả tấn công tâm lý, mặt đối mặt hay sử dụng phương tiện mạng xã hội (cyber bullying).

Chúng ta dễ dàng phẫn nộ khi học sinh bị thương tật hay tử vong vì ẩu đả, hành hung, cưỡng hiếp tại trường; nhưng nhanh chóng bỏ qua khi các em bị bôi nhọ, chế giễu, hay sỉ nhục. Chúng ta dễ dàng bỏ qua và cho đó là thực trạng tự nhiên của nhà trường nói riêng và xã hội nói chung, nghĩ rằng con em phải trải nghiệm chúng mới đủ cứng cỏi để trưởng thành.

Mọi người quên một điều là chính chúng ta khi còn nhỏ, nếu từng là nạn nhân thì đều đau khổ, uất ức, và căm hận những kẻ thủ ác. Quan trọng hơn nữa, một xã hội văn minh không có chỗ cho hiện tượng như vậy, vì đó là hành vi chà đạp nhân phẩm con người.

Chúng ta có thể đã biết nhiều về những vấn đề mà nạn nhân trong vụ bắt nạt phải gánh chịu lâu dài, nhưng lại ít khi để ý tâm lý của trẻ bắt nạt và trẻ bàng quan.

Chúng ta có thể kêu gọi trừng phạt trẻ bắt nạt hay tỏ thái độ từ ngạc nhiên đến công phẫn đối với trẻ bàng quan, nhưng vấn đề sẽ không được giải quyết rốt ráo nếu không tìm hiểu tâm lý của những đối tượng còn lại trong một vụ bắt nạt.

Cha mẹ không vô can

Để giải quyết vấn đề, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là tại sao trẻ bắt nạt bạn học của mình? Nghiên cứu cho thấy động lực không phải chỉ một. Trẻ bắt nạt có thể vì lòng tự tôn kém, sợ bị bạn bè chê cười, bỏ rơi, muốn tìm sự chú ý ngưỡng mộ của bạn bè, thiếu khả năng cảm thông tâm trạng và tình cảm của người khác, hay muốn giải tỏa sự tức giận của mình.

Nếu tham vấn một đứa trẻ bắt nạt, chúng ta sẽ thấy tiềm ẩn dưới cái vỏ “anh chị” cũng như thái độ ngạo mạn và vô cảm là sự sợ hãi và bất lực.

Có một sự thật đáng buồn nhưng ít người muốn nói đến là nguyên nhân khiến trẻ bắt nạt bạn học thường có nguồn gốc từ gia đình. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy các trẻ bắt nạt hay bị cha mẹ hắt hủi, lạnh nhạt và đánh giá tiêu cực.

Tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong những gia đình này thường không gắn bó, thiếu sự hỗ trợ tinh thần từ phía phụ huynh với con cái. Mâu thuẫn giữa "đấng sinh thành" cũng không hiếm trong những gia đình có con là kẻ bắt nạt, khi chúng phải chứng kiến hầu như mỗi ngày thái độ, lời nói, và hành vi của người lớn đối xử với nhau, đặc biệt là để khẳng định quyền lực với "đối tác".

Việc khẳng định quyền lực đó dĩ nhiên không giới hạn giữa quan hệ chồng vợ, mà rõ nét nhất ở việc dạy dỗ con cái. Con phải tuân theo tất cả yêu cầu do cha mẹ đề ra. Trẻ có thể bị trừng phạt nếu vi phạm mà không hề được giải thích lý do của những lề luật hay mệnh lệnh đó, mặc dù đa phần chúng chỉ là kinh nghiệm riêng tư và có thể rất đặc thù của phụ huynh, hay thậm chí là ngẫu hứng, ba phải, bốc đồng nào đó.

Một sự thật đáng buồn nhưng ít người nói đến là nguyên nhân khiến trẻ bắt nạt bạn học thường có nguồn gốc từ gia đình. Trẻ bắt nạt hay bị cha mẹ hắt hủi, lạnh nhạt và đánh giá tiêu cực.

Việc vâng lời của con cái giúp củng cố bản ngã và và tín điều của những cha mẹ này. Vì vậy, khi con cái không vâng lời, họ cảm thấy tức giận, mất mặt, phản bội, và thất bại trong chuyện làm cha mẹ. Những cảm xúc tiêu cực ấy có thể dẫn họ đến hành động bạo hành thể xác hay tinh thần với con cái.

Ngược lại, trong những tổ ấm mà trẻ được nuông chiều thái quá, nhất là gia đình giàu mà phụ huynh ít thời gian cho con cái, người lớn thường có thái độ hãnh tiến với sự thành công về tài chính của mình và tỏ thái độ khinh thường giá trị nhân văn phổ quát mà họ nghĩ là vô dụng trong một xã hội nơi thân, thế, quyền mới là yếu tố quyết định thành công.

Vì thế, bài học họ gián tiếp hay trực tiếp dạy con là đường dẫn đến thành công bất chấp mọi giá trị đạo đức, bao gồm cả việc bóc lột, lợi dụng, và áp bức người khác.

Còn tại sao trẻ lại bàng quan trước những cảnh bắt nạt tàn nhẫn mà chúng chứng kiến? Một số không biết phải giúp như thế nào, số khác sợ hãi nghĩ rằng sẽ đến lượt mình là nạn nhân, trong khi có những người vốn vô cảm với cảnh như thế.

Nhóm cuối cùng cảm thấy mình vô can vì đã vô cảm. Bởi vì, chúng đã chứng kiến đầy rẫy cảnh tương tự trong gia đình, làng xóm, hay phim ảnh. Chúng đơn giản chấp nhận chuyện bắt nạt như một phần của cuộc sống và cảm thấy mình chẳng có gì liên can.

Tệ hơn nữa khi chính thái độ này lại được dạy dỗ trực tiếp bởi cha mẹ của những đứa trẻ bàng quan. Không ít người nghĩ rằng mình khôn ngoan, khi dạy con làm ngơ và chạy trốn. Họ không biết có thể đã gieo mầm cho những trái độc.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng mình khôn ngoan khi dạy con làm ngơ và chạy trốn trước những cảnh bắt nạt tàn nhẫn. Họ không biết mình có thể đã gieo mầm cho những trái độc.

Trẻ bàng quan có thể trở thành kẻ bắt nạt hay nạn nhân trong tương lai. Để khỏi phải trở thành nạn nhân, trẻ bàng quan có xu hướng trở thành trẻ bắt nạt, thường về phe với những "băng đảng" đã tồn tại trong trường hay làng xóm.

Ngược lại, một số trẻ khác có thể sợ sẽ trở thành nạn nhân trong tương lai khi thấy chính mình cũng đơn độc và yếu đuối. Chúng sẽ mang cảm giác bất lực này suốt đời và cam chịu áp bức của người khác trong quan hệ vợ chồng, công việc, hay xã hội.

Thái độ vô cảm của trẻ bàng quan là tiền đề và dấu hiệu của một xã hội vô cảm và vô can trước những bất công và áp bức, làm mục ruỗng tinh thần liên đới xã hội.

Trong cuốn "Dạy con trong hoang mang", tôi đã chỉ ra: Một hành động tưởng có thể chỉ thoáng qua như khoanh tay đứng nhìn vụ bắt nạt trên sân trường có thể định hình thái độ và tình cảm của trẻ suốt đời.

Chính sự sợ hãi đó đã tước đi của trẻ cơ hội học hỏi những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong mối giao tiếp của xã hội. Tâm lý thụ động và sợ hãi thật ra không cứu được đứa bé trong đường dài, mà tạo điều kiện để cho các bé trở thành nạn nhân trong tương lai, vì những kẻ bắt nạt - dù là chồng vợ, chủ hay ông hàng xóm - luôn thính mũi trước mùi sợ hãi và nhanh mắt trước vẻ run rẩy.

Chỉ trừng phạt kẻ bắt nạt là chưa đủ

Nghiên cứu cho thấy những nỗ lực phòng chống bạo lực học đường thường thất bại vì chúng ta đã không có một kế hoạch toàn diện và chỉ tìm cách trừng phạt kẻ bắt nạt, cũng như nhà trường. Đó là những bước căn bản nhưng không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.

Một kế hoạch toàn diện đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo về tâm lý và điều kiện của mọi thành phần liên hệ đến hiện tượng này. Về phía học sinh, đó là trẻ bắt nạt, trẻ nạn nhân, và trẻ bàng quan. Phía nhà trường là ban giám hiệu, giáo viên, và kể cả sở giáo dục.

Nghiên cứu cho thấy những nỗ lực phòng chống bạo lực học đường thường thất bại vì chúng ta đã không có một kế hoạch toàn diện và chỉ tìm cách trừng phạt kẻ bắt nạt, cũng như nhà trường.

Và dĩ nhiên, chúng ta không thể quên vai trò của cha mẹ học sinh, cộng đồng và xã hội.

Thường các chương trình can thiệp không hiệu quả khi chúng không phân biệt đối tượng, lứa tuổi, lý do sử dụng bạo lực; không đánh giá và có kế hoạch cho tất cả thành phần học sinh tham dự hay chứng kiến hành động bạo lực; không có chương trình tập trung cho trẻ đã và đang sử dụng bạo lực, thông thường 5% học sinh bắt nạt sẽ gây 30% vụ trong trường.

Ngoài ra, các chương trình phòng chống cũng thất bại khi chỉ dạy vài giờ về ý thức phòng chống bạo lực cho giáo viên, học sinh hay ban giám hiệu mà không tiếp tục giám sát sau một thời gian áp dụng để bảo đảm chất lượng và hiệu quả lâu dài.

Nghiên cứu cũng cho thấy các chương trình phòng chống bạo lực học đường hiệu quả khi chúng được áp dụng một cách nhất quán và liên tục, có kết hợp phòng ngừa và can thiệp, phối hợp các chương trình toàn trường, nhóm nhỏ và cá nhân, có kết hợp hoạt động và hỗ trợ của nhà trường, gia đình và cộng đồng, và cần có các chương trình hỗ trợ song song như chương trình hòa giải xung đột.

Giải pháp đã có qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Quyết tâm cũng đã có với sự bức xức của xã hội trước vụ Phù Ủng, Hưng Yên. Hỗ trợ từ phía chính quyền cũng đã xuất hiện với việc Bộ trưởng GD&ĐT thăm nạn nhân.

Điều còn thiếu là một hành động mang tính tập thể và hệ thống, nhất quán và lâu dài của toàn xã hội để một lần giảm thiểu hay chấm dứt nỗi đau cho con em chúng ta là nạn nhân, và để ngăn ngừa một xã hội mà những đứa trẻ bắt nạt ngày nay sẽ là người nắm quyền lực trong tương lai.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Xã hội - 28 phút trước

GĐXH - Trận lốc mạnh, diễn ra nhanh thổi bay mái tôn của điểm trường tiểu học lên cành cây, nhiều bản làng thiệt hại nặng nề.

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Giáo dục - 30 phút trước

GĐXH - "Sự việc được học sinh khác học lớp 7 dùng điện thoại quay lại toàn bộ" , mẹ nạn nhân cho hay.

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Giáo dục - 1 giờ trước

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi".

Luật sư bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo cơn sốt 'đi tìm kho báu'

Luật sư bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo cơn sốt 'đi tìm kho báu'

Pháp luật - 1 giờ trước

Luật sư Giang Hồng Thanh, người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, đã có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lý người tạo xu hướng "ra khơi tìm kho báu" gây sốt thời gian qua.

Con gái mất tài khoản Facebook, bố bị lừa ngay 230 triệu đồng

Con gái mất tài khoản Facebook, bố bị lừa ngay 230 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Người đàn ông ở Bình Định mất 230 triệu đồng vì đối tượng lừa đảo hack Facebook của con gái, sau đó nhắn tin nhờ chuyển tiền để lo cho cháu ngoại đang bị nạn đang cấp cứu ở bệnh viện.

Thông tin mới nhất về phần thi đánh giá của Bộ Công an đối với thí sinh dự thi văn bằng 2

Thông tin mới nhất về phần thi đánh giá của Bộ Công an đối với thí sinh dự thi văn bằng 2

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, các thí sinh dự thi văn bằng 2 sẽ thi một phần thi bắt buộc và một phần thi tự chọn.

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Xe ô tô có gắn camera hành trình khi đang di chuyển với tốc độ cao thì bất ngờ gặp xe khách chuyển làn mà không chú ý quan sát, không bật đèn tín hiệu, hậu quả va chạm đã xảy ra.

Top