Khi người trẩy hội cũng phát “ngốt” vì lễ hội
GiadinhNet - Ở nước ta, mùa xuân thường là mùa cao điểm của các lễ hội, đến mức đôi khi người người còn sửng sốt hỏi nhau: “Không biết lễ hội ở đâu ra mà nhiều đến thế?”.
9.000 lễ hội/ năm mới là mức… trung bình?
Theo thống kê sơ bộ, hiện ở nước ta có gần 9.000 lễ hội, trong đó có khoảng 7.000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1.400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng... và ngoài ra còn khoảng gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào. Đó là chưa kể các lễ hội nội bộ (ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ...).
Thế nên, đã có những nhẩm tính: Bình quân mỗi ngày nước ta có đến trên dưới 20 lễ hội đã có đăng ký! Quả là một kỷ lục!
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đa số lễ hội ở nước ta thường “dồn” vào mùa xuân. Nguyên nhân là do môi trường không gian, thời gian chi phối. Thông thường, mùa hè ở ta thì nắng nóng oi ả, gay gắt; mùa đông thì lạnh giá, gió bấc mưa phùn nên không phù hợp để tổ chức lễ hội.
Bên cạnh đó, xuất phát điểm của nước ta là nước nông nghiệp, nhân dân đa phần làm ruộng quanh năm vất vả “con trâu đi trước cái cày theo sau” vậy nên tư duy “tháng Giêng là tháng ăn chơi” được bắt nguồn từ ý nghĩa nhằm kết thúc năm cũ, bắt đầu năm mới, bắt đầu một vòng tuần hoàn 365 ngày. Xét ở khía cạnh này, các lễ hội diễn ra vào mùa xuân sẽ tạo nên tâm lý phấn chấn, hứng khởi cho người dân trước mùa vụ mới, khuyến khích sản xuất, tăng năng suất lao động.

Hình ảnh quá tải ở nhiều lễ hội
Dù chưa có thống kê chính thức tổng số lễ hội ở các nước trên thế giới để so sánh nhưng tính ra trong con số 9.000 lễ hội/năm ấy thì những lễ hội quy mô quốc gia ở ta như Tết Nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương… lại không phải là nhiều. Tại Trung Quốc, có khoảng 9 lễ hội toàn quốc và Nhật Bản cũng chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn qua lễ hội hoa anh đào, lễ hội hasumode, setsubun… còn những lễ hội nhỏ mang tính địa phương, dân tộc thì nhiều vô số. Bởi vậy, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nếu so với mức trung bình chung ở khu vực và trên thế giới thì lễ hội ở nước ta không quá nhiều cũng không quá ít.
Xét về giá trị cốt lõi thì việc tổ chức các lễ hội phần nào phản ánh được vấn đề ý thức về văn hóa dân tộc và nếu chủ thể tham gia nắm vững ý nghĩa truyền thống để phát huy, sáng tạo thì là việc làm tốt, đáng khuyến khích. Tuy nhiên, trên thực tế, lễ hội ở ta có đang bị chi phối bởi sự bát nháo, trục lợi?
Hình ảnh dòng người chen lấn để cướp "hoa tre" tại hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội); vung dao đuổi nhau trong lễ hội cướp phết cầu may (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc); lăn xả cướp chiếu để sinh được quý tử tại lễ hội Đúc Bụt (Phù Liễn, Đồng Tĩnh, Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) hay lễ hội chém lợn ở Ném Thượng (Bắc Ninh) hay lấy búa đập đầu trâu trong lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ)... đã khiến chính những người trẩy hội phát... "ngốt" vì lễ hội!
Bi kịch của vụ lợi
Chưa vội bàn tới vấn đề trong gần 9.000 lễ hội/ năm, trong số đó có những lễ hội kéo dài ngót 3 tháng (chùa Hương, Yên Tử, chùa Bái Đính...) có quá nhiều và quá dài hay không nhưng với sự tiêu tốn lớn về thời gian, tiền của, nguồn lực, vật chất xã hội cho việc đi lại, lễ lạt, ăn uống… kèm theo cả tình trạng mê tín, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, cướp giật…đã và đang diễn ra thì quả là chuyện đáng suy ngẫm.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên nhân sâu xa của tính bạo lực gia tăng trong các lễ hội truyền thống là do “phần nhiều lễ hội ở Việt Nam đều mang tính vụ lợi” đến từ cả người tham gia lễ hội và người tổ chức lễ hội.

Tranh cướp chiếu trong lễ hội Đúc Bụt ở Vĩnh Phúc
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cũng đồng quan điểm trên: “Tình trạng lạm dụng lễ hội đã trở nên báo động ở rất nhiều lễ hội các cấp địa phương, cấp tỉnh và cả cấp quốc gia và biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau, cả ở phía người tổ chức, chủ thể lễ hội, và cả ở khách đi hội. Điều đó làm cho những ý nghĩa tích cực của lễ hội bị lu mờ và các hành vi tiêu cực bùng phát".
Lý giải cho tình trạng trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: "Đầu tiên xin bàn đến là sự mê tín. Chính tư tưởng mê tín tạo nên hiện tượng buôn thần bán thánh nở rộ; góp phần tạo nên sự quá tải của không gian lễ hội. Tiếp đến, cũng vì lòng tham mà có hiện tượng “chặt chém” từ vật phẩm cúng dường đến tiền gửi xe, tiền đò giang, tiền sắp lễ, tiền cơm nước... bất chấp qui định của ban tổ chức. Chưa hết, trong các lễ hội, hiện tượng lạm dụng rượu, bia, cờ bạc, trộm cắp, hiện tượng háo danh qua các vật phẩm thích đạt “kỉ lục” cũng rất phổ biến".

"Tính tích cực của nhiều lễ hội đang bị lu mờ" (Nguyễn Hùng Vĩ)
Vậy, nên duy trì gần 9.000 lễ hội/ năm hay chỉ chọn lọc và tổ chức thật tốt những lễ hội thật cần thiết? Và nếu giảm thì giảm bao nhiêu, giảm thế nào để vẫn bảo đảm nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, quảng bá bản sắc của cộng đồng người Việt?.
So với nhiều quốc gia trên thế giới, đời sống lao động, sản xuất và chiến đấu của người Việt Nam khá phong phú nhưng những lễ hội dường như vẫn bị "lép vế" khi thiếu tính đa dạng, tính độc đáo, có chiều sâu. Các nhà văn hóa cho rằng, để giải quyết bài toán này, không thể bỏ quên nét văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi. Mặt khác, cũng cần tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu lễ hội tới du khách, các chuyên gia trong và ngoài nước để họ “tận mục sở thị” nét đẹp trong lễ hội của chúng ta.

Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu (Tây Nguyên)
"Cái cần làm nhất không phải là một hướng dẫn chung mà là những nghiên cứu khách quan, cụ thể hiện trạng từng cái một: Đền Hùng khác, Đền Trần khác, Yên Tử khác, Chùa Hương khác, Hội Lim khác v.v... Từ những cái cụ thể như vậy, chúng ta vạch ra những kế hoạch chi tiết, những hành động sát thực và kiên quyết. Thượng tôn pháp luật phải được đưa lên hàng đầu thì ta mới từng bước làm chủ được tình hình, hướng tới các giá trị chân thiện mĩ như ta hằng mong muốn.
Bên cạnh đó cũng cần phải nói, không phải mọi lễ hội đều đầy những bất cập, chúng ta cần nghiên cứu những lễ hội thành công để làm kinh nghiệm cho các lễ hội tương tự về tính chất. Xã hội hiện đại là một xã hội vận động với tốc độ ngày càng nhanh, cần coi đó là một thử thách và có phương án cụ thể để vượt qua thử thách đó", ông Nguyễn Hùng Vĩ cho biết thêm.
Thùy Phương

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.