Không có vùng cấm trong xử lý vụ “bảo kê” ở chợ Long Biên
GaidinhNet - Đây là khẳng định của đại diện UBND TP Hà Nội và Bộ Công an trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/10. Nhiều thông tin về chỉ đạo xử lý vụ việc cũng đã được cơ quan chức năng đưa ra.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói về xử lý vụ việc ở chợ Long Biên. Ảnh: Minh Anh
Vụ việc ở chợ Long Biên là "không chấp nhận được"
Chiều 1/10, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, vấn đề liên quan đến vụ việc “bảo kê” ở chợ Long Biên đã được đông đảo báo giới quan tâm. Về vấn đề này, trong cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: "Chủ tịch và UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo dứt khoát là xử lý nghiêm và không có vùng cấm. Thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt. Toàn thành phố có 500 chợ và cả trăm siêu thị đảm bảo nhu cầu của người dân, thành phố chỉ đạo trách nhiệm của công an phường, chính quyền, các lực lượng khác... chỗ nào để xảy ra như ở Long Biên thì sẽ xử lý nghiêm".
Cũng về vấn đề này, đại diện Bộ Công an có mặt trong cuộc họp báo cho rằng: “Vụ việc xảy ra ở chợ Long Biên là không chấp nhận được. Nếu có bằng chứng công an “bảo kê”, đề nghị phóng viên cung cấp. Bộ Công an chỉ đạo sớm xác minh, điều tra để đưa ra kết luận sớm nhất. Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án. Có thể có tình trạng hăm dọa, trả thù và chúng tôi cũng nhận được thông tin ấy. Chúng tôi sẽ chỉ đạo điều tra ra kết luận sớm nhất về vụ việc”.
Kinh tế tăng trưởng cả 3 khu vực
Cũng trong buổi họp báo này, các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội cũng đã được Bộ trưởng, Chủ nghiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cung cấp. Theo đó, vừa qua ở Việt Nam đã diễn ra nhiều sự kiện lớn. Sự kiện WEF ASEAN tại Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao nhất trong tất cả các kỳ WEF ASEAN. Tại trụ sở LHQ (New York, Mỹ) Thủ tướng Chính phủ đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2018 đạt kết quả toàn diện trên các mặt. GDP 9 tháng năm 2018 tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011. Cả 3 lĩnh vực đều tăng cao: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%; lĩnh vực dịch vụ tăng 6,89%. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% và dự kiến chúng ta sẽ kiểm soát được chỉ số CPI theo chỉ tiêu Quốc hội giao là dưới 4%. Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 179 tỷ USD, tăng 15,4%.
Đáng mừng là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực FDI, cụ thể khu vực trong nước tăng 17,5% trong khi khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 14,6%. Trong 9 tháng tiếp tục xuất siêu 5,39 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 34% GDP. FDI thực hiện ước đạt 13,25 tỷ USD. Tổng cầu tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,3%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,8%. Khách quốc tế đạt trên 11,6 triệu lượt, tăng 22,9%, quyết tâm đạt trên 15 triệu lượt cả năm.
Xoá độc quyền sách giáo khoa
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cung cấp các thông tin liên quan đến chỉ đạo về mảng sách giáo khoa của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất quan tâm và có chỉ đạo rõ về vấn đề sách giáo khoa. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ việc có độc quyền của NXB Giáo dục và tình trạng này đã được phân tích khi xây dựng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải xóa độc quyền.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, không chỉ có độc quyền SGK mà còn có thực tế là nhiều trường bằng cách này hay cách khác “ép” học sinh, phụ huynh mua sách tham khảo để hưởng hoa hồng. Đây là một trong những biểu hiện rõ của tiêu cực trong giáo dục. Từ năm 2014, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tập trung chấn chỉnh tình trạng “ép” may đồng phục, “ép” mua sách. Bộ GD&ĐT cũng đã có các văn bản chỉ đạo nhưng về SGK chưa có chuyển biến rõ như với đồng phục. Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo quyết liệt hơn. Những nơi vi phạm cần xử lý nghiêm.
Báo cáo về vấn đề độc quyền xuất bản SGK, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Xuất bản hiện hành thì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị duy nhất được giao xuất bản SGK. Từ cuối năm 2017 đến nay, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ TT&TT cấp phép thêm 5 nhà xuất bản được tham gia xuất bản SGK và sẽ tiếp tục xem xét mở rộng cấp phép.
Về tỷ lệ chiết khấu SGK của NXB Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “SGK là mặt hàng thuộc diện quản lý giá của Nhà nước và được trợ giá, có tỷ lệ chiết khấu khi phát hành từ 20-25% thấp hơn mức trung bình so với tỷ lệ chiết khấu các loại sách khác là từ 35-40%”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, hiện tỷ lệ tái sử dụng SGK khoảng 35%. Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không làm bài tập trực tiếp vào SGK để nhắc nhở, rèn các em ý thức giữ gìn đồ vật, tài sản. Tuy nhiên, “có thực tế là nhiều phụ huynh muốn con em mình viết trực tiếp vào SGK”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: “Các ý kiến phát biểu, chất vấn của một số đại biểu Quốc hội về vấn đề SGK trong một số phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây là xác đáng. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cần có văn bản báo cáo, giải trình rõ”.
Minh Anh
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 7 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 9 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 9 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 13 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.