Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không đơn giản là món ăn ngon, "rồng đất" còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh

Thứ hai, 19:01 30/11/2020 | Sống khỏe

Những bài thuốc chữa bệnh từ rươi có thể được sử dụng dưới dạng món ăn dễ dùng lại có công dụng chữa bệnh cực tốt, chuyên gia khuyên đang ở chính vụ nên tận dụng ngay.

Công dụng của rươi không dừng lại ở mặt dinh dưỡng, Đông, Tây y đều công nhận rươi có tính dược liệu cao

Rươi hay còn gọi là rồng đất, ở nhiều nơi thu hoạch rươi đem lại nguồn thu cho người dân, người ta còn tôn vinh gọi đó là "lộc trời". Rươi thường sống ở các vùng ven sông hoặc các cánh đồng ngập nước do nước sông tràn vào thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình. Rươi thích hợp ở nhiệt độ khá lạnh, khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch, cho nên khi vớt rươi đem bán người ta phải bảo quản rươi trong nước đá để tan.

Không đơn giản là món ăn ngon, rồng đất còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 1.

Rươi hay còn gọi là rồng đất, ở nhiều nơi thu hoạch rươi đem lại nguồn thu cho người dân, người ta còn tôn vinh gọi đó là "lộc trời".

Trong thời điểm hiện tại, mùa rươi đang ở giai đoạn rộ, nhiều người tranh thủ mua luôn để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho gia đình. Rươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất giàu đạm nên ăn rươi cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn đạm và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Rất nhiều món ngon từ rươi mà bạn có thể làm nhanh chóng cho cả gia đình thưởng thức như chả rươi, rươi kho, mắm rươi, nem rươi, rươi xào củ niễng, măng tươi hay củ cải, canh riêu rươi... đều đem lại hương vị thơm ngon, kích thích người ăn và cực bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe vào mùa lạnh.

Nhưng công dụng của rươi không dừng lại ở việc là món ăn ngon, là thực phẩm bổ dưỡng. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), bên cạnh vai trò làm thực phẩm bổ dưỡng, công dụng của rồng đất khiến nhiều người không thể không coi trọng còn bởi loại thực phẩm này có vai trò là một vị thuốc rất hữu hiệu với các vấn đề tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu...

Không đơn giản là món ăn ngon, rồng đất còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 2.

Cụ thể, trong Đông y, dược tính của món rươi tương tự như vỏ quýt . Tức là, rươi cũng mang vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu... Rươi được công nhận là vị thuốc cổ truyền được Đông y khuyên dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, nâng cao sức đề kháng và thuyên giảm bệnh tật, xứng đáng là thực phẩm vàng nên bổ sung vào mùa đông lạnh lẽo , dễ bị suy giảm miễn dịch.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cứ 100g rươi có chứa 81,9g nước, 12,4g protit, 4,4g lipit, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể 92 calo. Ngoài ra, trong rươi còn có chứa nhiều loại chất khoáng khác như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%)...

Như vậy, Đông y lẫn Tây y đều công nhận tính dược liệu của rươi. Nhưng sử dụng rươi như thế nào để vừa ăn ngon vừa chữa bệnh, bài thuốc nào từ rươi thì mới đặc trị bệnh cụ thể...?

Công dụng của rươi trong làm thuốc chữa bệnh được Đông y công nhận

Vào thời điểm hiện nay, khi rươi đang vào mùa, với đặc tính dược liệu vốn có, nhiều người muốn tranh thủ để làm món ăn thuốc vừa nâng cao sức khỏe vừa làm thuốc chữa bệnh. Liều dùng rươi theo khuyến cáo là mỗi ngày dùng 50 – 100g, dạng thực phẩm, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rươi có thể hữu ích với bạn vào mùa đông này là:

Không đơn giản là món ăn ngon, rồng đất còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 3.

Liều dùng rươi theo khuyến cáo là mỗi ngày dùng 50 – 100g, dạng thực phẩm, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

- Chữa huyết hư, bồi bổ cơ thể: Rươi 50g, Đại táo 10 quả, Xương lợn 200g cho nước vào hầm uống, mỗi ngày 1 thang.

- Chữa mụn nhọt: Rươi đem sấy khô, tán nhỏ, trộn với nước thành dạng keo, đắp lên vùng bị bệnh. Nếu mụn chưa vỡ thì có thể giúp tiêu sưng, giảm đau. Nếu mụn đã vỡ rồi thì có thể giúp mụn mau khỏi, chóng lên da non.

- Bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch: Có thể làm những món ăn từ rươi ăn thay đổi như chả rươi, nem rươi, mắm rươi, rươi rang muối...

- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Ăn lá lốt cuốn rươi. Bạn cần chuẩn bị lá lốt tươi, rươi, vỏ quýt, gia vị, ớt, giò sống và thịt nạc băm nhuyễn. Sau khi sơ chế nguyên liệu, đem trộn đều rồi dùng lá lốt cuốn lại, chiên chín và thưởng thức.

Lưu ý: Chế biến rươi cần đảm bảo đúng cách, không ăn rươi chết vì có thể bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Nhóm phụ nữ mang thai, trẻ em, người có cơ địa dị ứng đạm không nên ăn rươi vì rươi giàu đạm, khó tiêu...

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 15 phút trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top