Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không nên quá sợ vi khuẩn “ăn thịt người”

Thứ tư, 09:01 22/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Thông tin về một số bệnh nhân Mỹ bị hoại tử da, tử vong sau khi đi tắm ở biển, sông suối do nhiễm vi khuẩn aeromonas hydrophila gây hoang mang cho nhiều người dân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây là loại vi khuẩn rất khó lây nhiễm, đặc biệt là không thể tồn tại được ở bể bơi.

Không nên quá sợ vi khuẩn “ăn thịt người” 1
Bạn không nên xuống nước khi da đang bị tổn thương vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập.  Ảnh: TG
 
 
Nguy hiểm nhưng ít gây bệnh cho người
 
Theo PGS.TS Lê Văn Phủng - Trưởng Bộ môn Vi sinh (Đại học Y Hà Nội) cho biết, aeromonas hydrophila là một loại vi khuẩn quen thuộc ở các nước phát triển nhưng ít được quan tâm ở nước ta. Tên gọi vi khuẩn “ăn thịt người” nghe qúa rùng rợn và không đúng với bản chất của vi khuẩn này.

Lúc bơi lội, thân thể dễ bị va chạm, xây xước nhẹ, virus, nấm, bệnh ngoài da dễ xâm nhập... Bởi  vậy, khi có những xây xát nhỏ (đứt tay, trầy da, vết thương ngoài da, các bệnh dễ lây lan như tiêu chảy…) các bác sỹ khuyên bạn không nên đi bơi để tránh bị truyền bệnh hoặc truyền bệnh. Sau mỗi lần bơi lội, mọi người nên chú ý vệ sinh da sạch bằng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm cao để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể và dùng khăn tắm cá nhân lau khô người.


Vi khuẩn này, đầu tiên người ta phát hiện ra từ những người hay nằm trong phòng có điều hoà không khí và những triệu chứng đầu tiên là trên đường hô hấp (ho, có thể khò khè, khó thở...). Về sau, người ta thấy có nhiều thể bệnh khác nhau, từ nhẹ tới nặng hoặc rất nặng (nhiễm trùng huyết). Một khi đã nhiễm trùng huyết, các biến chứng như viêm bất chợt ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể (cơ, não...) là các diễn biến thông thường của bệnh nhiễm trùng huyết nói chung chứ không phải riêng vi khuẩn này. Trường hợp gây hoại tử da nhiễm độc dẫn đến chết người rất hiếm xảy ra.

“Đây là loại vi khuẩn thường thấy ở những vùng nước ngọt hoặc nước lợ. Nó có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hoá hoặc trực tiếp qua các vết thương trên da. Vi khuẩn này dù dễ gặp nhưng khó sinh bệnh. Cũng phải khẳng định rằng, không phải ai gặp nguồn nước bẩn có vi khuẩn này đều có thể bị mà chỉ xảy ra nguy cơ khi trong quá trình ngụp, lặn bị sặc nước bẩn có chứa vi khuẩn  và phải có yếu tố cảm nhiễm của cơ thể”, PGS.TS Lê Văn Phủng cho hay.

BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ) cũng cho rằng, người dân không nên quá hoang mang trước thông tin về vi khuẩn “ăn thịt người”. “Tại bệnh viện đã ghi nhận một số ca trong tình trạng vi khuẩn “ăn” gây hoại tử toàn bộ vùng da cánh tay, cẳng chân, suy đa phủ tạng... nhưng không giống thể bệnh đã phát hiện ở một số bệnh nhân ở Mỹ. Bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận vài trường hợp đều có biểu hiện khởi phát bệnh là sốt, sau đó xuất hiện sưng nề ở các vết thương, rồi nhanh chóng lan rộng, dưới da xuất hiện các viết hoại tử, vàng da, vàng mắt tăng dần. Từ năm 2010 – 2011 có 7 bệnh nhân nhưng không xác định được yếu tố phơi nhiễm ngoài một số người bị rách chân tay khi lội cống rãnh, ao hồ bẩn… Tuy vậy không vì thế mà mọi người chủ quan. Dù ít gặp ở người nhưng nhiễm trùng huyết do aeromonas hydrophila có tỷ lệ tử vong rất cao”, BS Cấp cho biết.
 
Không nên xuống nước khi da tổn thương

PGS.TS Lê Văn Phủng cho biết, những người dễ mắc bệnh là những người đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó như bệnh phổi, bệnh nhiễm vius, các loại bệnh có suy giảm miễn dịch, dùng thuốc làm giảm sức đề kháng, đặc biệt là những người hay tiếp xúc với nước.

Để phòng chống vi khuẩn này, theo PGS.TS Lê Văn Phủng, việc đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước rất quan trọng. Khi có bệnh mạn tính, người yếu hoặc đang bị bệnh cấp tính nào đó hay khi có tổn thương trên da thì không nên xuống nước. Nằm điều hoà nên để ở nhiệt độ khoảng 26oC...

Ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh như ở Mỹ nên người dân khi đi tắm biển, hồ bơi… trong mùa hè không nên quá hoang mang. Chúng ta cũng yên tâm vì hiện nay các bể bơi và nước máy đều được khử khuẩn bằng Clo nên không có điều kiện cho vi khuẩn này tồn tại.Vi khuẩn này cũng dễ bị tiêu diệt bởi các loại kháng sinh thông thường, các dung dịch formol 2%, cồn 70%, cồn iod, nước javel.

Tuy nhiên, những nguồn nước công cộng như hồ bơi hay công viên nước dễ dàng trở thành địa điểm lây truyền vi khuẩn, một số căn bệnh thông qua môi trường nước ô nhiễm như bệnh nhiễm trùng da, đường hô hấp, hay các vết thương nhiễm trùng… Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mầm bệnh gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây hiện tượng nhiễm nấm và bệnh phụ khoa.
Hà My
tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 7 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 9 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 9 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 13 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top