Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khuẩn E.Coli khiến người ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao?

Thứ ba, 07:00 03/09/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, theo thống kê, 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là do vi khuẩn gây ra, trong đó có loài khuẩn E.Coli.

Khuẩn E.Coli khiến người ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao? - Ảnh 1.

Vệ sinh bàn tay sạch sẽ là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli. Ảnh: TL

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do khuẩn E.Coli

Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định xử phạt Nhà hàng ẩm thực Trần nổi tiếng ở Đà Nẵng mức 25 triệu đồng, đình chỉ chế biến thịt lợn luộc tại địa chỉ lô 1,2 Phạm Văn Đồng trong 2 tháng vì liên quan đến việc khiến 9 du khách nhập viện sau khi ăn trưa ở đây.

Ban quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng cho biết, đoàn thanh tra đã tiến hành lấy 3 mẫu thức ăn chế biến ngày 11/8/2019 – ngày các du khách bị ngộ độc ăn - tại cơ sở gồm: Thịt lợn luộc, rau sống, mỳ lá và gửi mẫu xét nghiệm 4 chỉ tiêu: E.Coli, Staphylococus aureus, Cl.perfiingens, Salmonella.

"Kết quả cho thấy mẫu thịt lợn luộc có chỉ tiêu vi khuẩn E.Coli vượt giới hạn cho phép", Ban quản lý ATTP TP Đà Nẵng cho biết. Trước đó, 9 thực khách này nhập Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) trong tình trạng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Thực tế, rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra do các thực khách ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn E.Coli này. Tháng 5/2019, sau khi ăn cưới tại một gia đình thuộc thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, hơn 100 người phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như: Buồn nôn, đi ngoài và sốt cao… trong đó có nhiều bệnh nhân là trẻ em.

Nhà chức trách lấy 5 mẫu thực phẩm gồm: Đùi gà chiên, xôi ba màu, thịt lợn xào lăn, lẩu (tôm, cá viên), tôm hấp, hai mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và một mẫu phẩm màu, kết quả cho thấy, cả 5 mẫu đều có 2 vi khuẩn E.coli và Staphylococcus aureus (khuẩn gây mủ); 2/2 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của vi khuẩn E.Coli.

Vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Tại Việt Nam, một khảo sát của Bộ Y tế cho kết quả có gần 80% bàn tay người bán hàng trên vỉa hè bị nhiễm khuẩn E.Coli. Cục An toàn thực phẩm cho hay, theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là do vi khuẩn gây ra.

Khuẩn E.Coli từ đâu mà có?

Escherichia coli (E.Coli) là vi khuẩn thường sống trong ruột người và động vật, có thể lây nhiễm sang thực phẩm do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều trong phân người và động vật. Loại vi khuẩn này có nhiều ở thực phẩm, bụi, nước, đất… Hầu hết các loại vi khuẩn E.Coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, nhưng có một vài loại đặc biệt, như vi khuẩn E.Coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.

Theo Robert Glatter – chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, Mỹ, khoảng 85% vi khuẩn E.Coli lây truyền từ thực phẩm sang người. Con đường lây truyền chủ yếu là từ thịt bò xay bị nhiễm khuẩn trong khi chế biến. Việc kết hợp giữa thịt bò siêu thị với nhiều loại thịt động vật khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Một nguyên nhân khác khiến bạn bị nhiễm khuẩn E.Coli là do ăn rau sống mọc ở trang trại gia súc. Nếu những loại trái cây hay nước ép trái cây không được làm sạch sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn E.Coli lây nhiễm và tấn công cơ thể con người. Bạn cũng có thể bị nhiễm khuẩn này ngay cả khi sử dụng bột làm bánh quy.

Đầu năm 2019, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về việc sản phẩm pho mát nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam phát hiện nhiễm E.Coli O157:H7. Cục này đã có công văn gửi Bộ Công thương để thông báo và đề nghị thực hiện kiểm soát đối với lô sản phẩm thuộc cảnh báo nêu trên, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm có tên và số lô như trong cảnh báo.

Tốc độ lây lan của vi khuẩn này rất nhanh. Khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ khi đi vệ sinh có thể lây nhiễm sang cho người khác hoặc thực phẩm khác. Khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn E.Coli, sau thời gian ủ bệnh từ 2-20 giờ người bệnh sẽ bị ngộ độc. Người biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm do khuẩn này như: Đau bụng dữ dội; đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày; ít khi nôn mửa; thân nhiệt có thể hơi sốt; trường hợp nặng bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp đổ mồ hôi… 

Việc ăn uống hợp vệ sinh như: ăn thức ăn nấu chín, bảo quản riêng biệt thực phẩm chín; vệ sinh bàn tay và dụng cụ chế biến thực phẩm giúp phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli.

Hòa Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 1 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 23 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Top