Kinh hoàng với chứng viêm da Demodex
GiadinhNet - Chứng bệnh viêm da Demodex khiến da mặt sưng rộp như mụn trứng cá đỏ, trứng cá bọc, ngứa ngáy như kiến bò rất khó chịu. Đó là do ký sinh trùng dạng giống như con sâu, có miệng và chân bám dính ăn bã và dinh dưỡng trên da người.

Người bị bệnh Demodex.
Ai dễ mắc bệnh?
Theo y văn, Demodex (còn gọi là bọ ve – là loại ký sinh trùng sống trên mặt, các bộ phận có nang lông và tuyến bã nhờn (da mặt, mũi, trán, cằm và má…), gây viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt (mắt rosacea), ngứa dác nang tóc từ da đầu… Khi hưng da suy yếu do cơ địa, hay bệnh tật, hoặc dùng Corticoid lâu ngày… thì Demodex được dịp bùng phát và gây bệnh. Bệnh dễ lây sang người lành khi ôm hôn, sử dụng khăn, đồ dùng chung (chăn, chiếu, khăn, lược, quần áo), do trứng bám vào khăn rồi sang da… Thời gian nhiễm và ủ bệnh của người lành có thể vài tháng hoặc vài năm.
Những người dễ mắc bệnh gồm:
Người tuổi trung niên, người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Người có sức đề kháng giảm có thể nhiễm ký sinh trùng này một thời gian sẽ phát bệnh.
Người có da nhạy cảm dễ phản ứng với các chất bôi lên mặt.
Người hay dùng kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng, dễ kích ứng. Mỹ phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt giúp bọ ve tồn tại và sinh trưởng nhanh.
Bệnh nhân trứng cá đỏ kích thích tế bào lympho nhiều hơn bình thường.
Những người có da tiết bã nhờn nhiều, da mặt bẩn, môi trường ẩm, phản ứng thuốc bôi... Phần lớn, những người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu của bệnh lý (chỉ có khoảng 10% là có vấn đề về da - có thể là do hệ miễn dịch yếu hoặc vì nhiều lý do khác).
Dấu hiệu viêm da do Demodex

Con ký sinh trùng Demodex phóng đại dưới kính hiển vi.
Người mắc bệnh Demodex thấy ngứa buồn như có vật trườn/bò, bị châm chích… nhất là ban đêm (do chúng ưa tối). Có thể bị rụng tóc và ngứa da đầu, ngứa mi, rụng lông mi, ngứa tai… Khi thấy có triệu chứng trên, cần đi khám và làm các xét nghiệm xác định rõ có Demodex không để điều trị và theo dõi.
Theo nghiên cứu: “Những hiểu biết hiện nay về Demodex” của PGS.TS Triệu Nguyên Trung (và cộng sự ở Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật - Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, thuộc Bộ Y tế), các triệu chứng của bệnh do Demodex có thể nhìn và cảm nhận giống như một số bệnh lý da khác như trứng cá đỏ (rosacea), mụn trứng cá (acne) và ghẻ (scabies). Khi hệ thống miễn dịch suy yếu (như bị sang chấn stress, ô nhiễm, rượu, thuốc lá, thuốc điều trị, bệnh tật…) thì các con Demodex sẽ gia tăng dẫn đến bệnh lý ghẻ ở da do tác nhân Demodex gọi là Demodicosis.
Ngay cả khi chữa trị triệu chứng không còn, chúng vẫn có thể tiếp tục nhân lên và sẽ tái phát. Chỉ ngừng điều trị khi kết quả không còn tìm thấy Demodex.
Bệnh viêm da do Demodex có 3 thể bệnh chính:
Loại viêm nang lông dạng vảy phấn (là thể nhẹ nhất), đã gây thương tổn nổi các đám da đỏ có vảy bề mặt, nút sừng ở nang lông, luôn có cảm giác kiến bò trên da;
Loại viêm da Demodex dạng trứng cá (do Demodex folliculorum gây nên).
Hai thể này hay gặp ở những người sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm chứa corticoids dài ngày.
Loại trứng cá đỏ thể u hạt thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
Nếu chúng trú ngụ ở mắt sẽ làm rụng lông mày, lông mi, viêm bờ mi, ngứa rát vùng tổn thương. Nếu trú ngụ trên da mặt (trán, mũi, má, cằm, thái dương…)sẽ luôn có cảm giác kiến bò, rát trên đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm là thời điểm chúng giao phối. Nếu viêm da đầu sẽ hay rụng tóc sớm. Biến chứng tai hại: Đỏ ngứa, rát, nổi sẩn, mụn mủ, dễ nhiểm nấm... gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Từ bệnh này sẽ sinh ra bệnh rocasea (trứng cá đỏ). Vì vậy cần phát hiện và tiêu diệt Demodex để tránh bệnh rocasea.
Điều trị bệnh
Theo tư vấn của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, gần đây số lượng bệnh nhân đến khám vì bị viêm da và viêm bờ mi do Demodex ngày càng tăng. Demodex ký sinh bên trong các tuyến bã nhờn và nang lông, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào, phá hủy tầng collagen. Bệnh không khó chẩn đoán và điều trị, nhưng biểu hiện đa dạng nên dễ bỏ qua nguyên nhân do tổn thương trên da dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Hay những tổn thương trên bờ mi cũng rất khó phân biệt với các nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc virus thông thường.
Viêm da Demodex rất nguy hiểm với làn da, nhưng ít phụ nữ biết là do tác dụng phụ của Corticoid bôi như kem trộn thoa mặt, trị mụn, trị nám, trắng da… lâu ngày sẽ gây phát ban dạng trứng cá, teo da, giãn da… trong đó có viêm da do Demodex. Nếu bôi Corticoid tại chỗ theo y lệnh thì tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng thoa mặt lâu dài, không có y lệnh có thể dị ứng, suy giảm khả năng miễn dịch, tổn thương da, viêm da bội nhiễm… Nếu không được theo sát chẩn đoán và điều trị đúng, tình trạng viêm sẽ tồi tệ hơn, để lại những vết sẹo trên mặt, tệ hơn sẽ làm hỏng diện mạo khuôn mặt vĩnh viễn.
Vì Demodex là họ nhà ghẻ, có lây lan nên dân gian dùng các cách diệt ghẻ như tinh dầu trà, tinh dầu dừa, long não, ête, xylol, benzen, lưu huỳnh, thuốc mỡ… để diệt Demodex nhanh. Nhưng lưu huỳnh dùng lượng cao có thể gây kích ứng, hại mắt.
Các bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, nhưng cũng khó loại trừ được hết vì cái nó di chuyển khắp nơi, chúng bám trên quần áo, khẩu trang... nên dễ dàng quay trở lại làn da mới khỏi bệnh. Và về lâu dài Demodex cũng kháng và nhờn thuốc. Nhiều người khỏi Demodex đều bị tái phát sau 2 – 4 tuần và không ít người phải phụ thuộc vào thuốc.
Nếu đã uống thuốc và điều trị đúng thời gian mà bệnh vẫn tái phát thì nên tái khám vì có thể nguyên nhân gây bệnh khác.
Khi mắc bệnh cần thăm khám trực tiếp. Rửa mặt hàng ngày với các sản phẩm không xà phòng.
Tránh sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng chứa nhiều chất béo vì khiến Demodex phát triển.
Hạn chế dùng chế phẩm chứa Corticoide mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nên tới các BV có chuyên khoa da liễu như Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC để có kỹ thuật xét nghiệm Demodex soi tươi, có điều kiện chẩn đoán chính xác bệnh.
Uyển Hương

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 5 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.