Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2017): Chuyện ghi bên con đèo dài nhất Việt Nam

Thứ bảy, 07:39 06/05/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, thuộc quốc lộ số 6, là cửa ngõ vào tỉnh Điện Biên. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển, với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Cái nơi tiếp giáp giữa đất và trời, theo ngôn ngữ của người Thái, cũng là nơi bắt đầu của hành trình kéo pháo cao xạ bằng sức người của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch dẫn đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954.

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Bộ đội ta kéo pháo vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Lòng quyết tâm cao hơn núi

Mặt trời khuất dần trên đỉnh núi phía Tây, những tia nắng hình rẻ quạt xiên chéo hắt lên nền trời xanh thẳm. Đoàn công tác chúng tôi tiếp tục men theo quốc lộ 6 đến thành phố Điện Biên Phủ. Cũng trên con đường này ngày đó, quân và dân ta đã kéo những khẩu pháo nặng cả tấn cùng với hàng trăm nghìn lượt gánh gồng, tải đạn, chở gạo qua đây mỗi ngày. Trong số đó, những người lính trở về đã tham gia khai hoang vùng núi, góp sức mở đường, trồng rừng. Cuộc sống của người dân đơm hoa bên những con đường huyền thoại đã lưu giữ dấu chân những bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến.

Dọc đường, hương hoa ban dịu ngọt lan xa từng ngóc ngách khiến mỗi người đều có cảm nhận rất riêng về mảnh đất Điện Biên huyền thoại.

Theo lời kể của Đại tá Nguyễn Thế Trường, nguyên là Trung đội trưởng Pháo cao xạ thuộc Đại đội 817, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, những năm 1952 - 1953, cung đường này là đường đất rộng chừng hơn 1m. Bản làng cũng khác lắm, những ngôi nhà tranh, vách đất dựng lên nhưng chẳng được bao lâu thì giặc Pháp lại thả bom, đạn xuống. Người dân phải chạy vào rừng sâu ẩn nấp.

Là người tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tá Trường hào hứng kể lại câu chuyện kéo pháo năm xưa. Đó là khoảng giữa năm 1953 khi thực dân Pháp nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ và xây dựng một Tập đoàn cứ điểm mạnh. Lúc này, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch của ta được gấp rút thực hiện trong điều kiện vô cùng khó khăn. Nơi đây xa viện trợ bên ngoài, cách xa các căn cứ và vùng an toàn của ta; con đường ra mặt trận lại vô cùng hiểm trở vì đường vận tải bộ là đường độc đạo.

“Khi đó, Bộ chỉ huy kéo pháo được thành lập do đồng chí Lê Trọng Tấn, tư lệnh 312 làm chỉ huy trưởng, đồng phí Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy 351 làm chính ủy. Với quyết định đánh nhanh, điều quan trọng là phải kéo được những khẩu pháo đó vào đúng vị trí và sẵn sàng nhả đạn, trận đánh mới có thể bắt đầu. Xe chở pháo chỉ chuyển pháo tới cửa rừng Nà Nham (km 69 đường Tuần Giáo vào Điện Biên) vì tiếng máy ô tô nổ trong đêm dễ bị phát hiện lại đi qua một số nơi có hỏa lực mạnh và hệ thống lô cốt, hầm ngầm của địch. Đại đoàn 308, một đại đội Sơn Pháo, một tiểu đoàn công binh hơn 5000 con người được giao nhiệm vụ mở đường kéo pháo bằng tay”, người cựu binh năm xưa bồi hồi.

Sử sách cũng ghi lại, đây là một con đường kéo pháo khá dài nằm trên địa hình hiểm trở, nhiều dốc cao, vực sâu. Trên con đường ấy ta đã kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn, vượt qua những đoạn đường núi cheo leo, hiểm trở, dốc cao, vực sâu lại bị máy bay và pháo địch cản trở để đến được hầm trú ẩn dành cho pháo đã được ngụy trang từ trước. Lần đầu tiên, trong lịch sử thế giới có một con đường kéo pháo bằng tay.

Chính trong những lúc gian khổ, hiểm nguy, những tấm gương “Vì nước quên thân” luôn sáng ngời. Một lần nữa lại có người hi sinh anh dũng khi chiến dịch vẫn chưa bắt đầu. Trên đường kéo pháo ra, qua dốc Chuối với độ nghiêng khoảng 70 độ, dây tời bị đứt, pháo đang đà lao xuống vực. Anh Tô Vĩnh Diện đã không ngần ngại ôm chèn lao vào bánh pháo. Đồng đội anh cũng lao vào giữ pháo. Pháo được cứu nhưng anh thì đã nằm xuống trên con đường kéo pháo huyền thoại. Đồng đội nghiêng mình trước khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường đã hy sinh thân mình cứu pháo.

“Rạng sáng ngày 4 tháng 2 năm 1954 khẩu pháo cuối cùng được kéo về vị trí tập kết. Sau 11 ngày đêm gian khổ toàn bộ pháo của ta đã được tập kết ra khu vực an toàn lúc đó là mùng 2 Tết Nguyên đán. Ban chỉ huy tiểu đoàn tổ chức cho bộ đội ăn tết muộn trong rừng”, ông Vi Văn Ngọc (Mường Nhé - Điện Biên) một trong những chứng nhân lịch sử của tháng ngày hào hùng ấy kể lại.

Bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân ra đời trong hoàn cảnh này, đã trở thanh một kiệt tác về chiến đấu trong cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc ta. Những ca từ bất hủ ấy sẽ còn vẫn còn vang mãi với thời gian “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi; Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...”.

Hơi ấm nơi cung đường

Pháo thủ Nguyễn Thế Trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Ảnh: C.T
Pháo thủ Nguyễn Thế Trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Ảnh: C.T

Dịp này, triệu triệu trái tim từ mọi miền Tổ quốc đang hướng về với mảnh đất Điện Biên. Nơi từng con phố đến bờ tre, gốc lúa đâu cũng có mồ hôi, máu và nước mắt của bao lớp người. Về với Điện Biên không chỉ để tìm về với mảnh đất huyền thoại mà còn tìm lại dư âm của tiếng “hò dô” kéo pháo vào trận địa; trong bát ngát khói hương bay giữa chiều Tây Bắc đại ngàn.

Sau chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, trục quốc lộ 6 đã được người dân địa phương hiến đất mở đường. Những dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo được thực hiện. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phía trái đường đèo cũ, có độ cao khoảng thấp hơn đèo Pha Đin cũ rất nhiều, đã khiến con đường đèo mới không còn cua tay áo, không còn dốc cao, việc đi lại thuận tiện an toàn hơn rất nhiều so với đường đèo cũ.

Trên đường đèo mới gần các bản hơn, nên đã hình thành một chợ nhỏ ven đường. Người dân nơi đây chủ yếu là người H.Mông, bày bán nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như: Các loại chim, thịt ngựa, măng, táo mèo, rau cải mèo, mật ong rừng...

Chúng tôi ghé thăm cụm trường mầm non và trưởng tiểu học nằm ngay ven quốc lộ 6 thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Theo lời kể của Cựu chiến binh Lê Hữu Thành, trong chiến dịch Điện Biên, nơi đây là điểm tập kết và trung chuyển bộ đội và lương thực thực phẩm vào mặt trận Điện Biên cách đó 82 km. Tuần Giáo cũng là nơi đặt sở chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang “ông Giáp”.

Cụm trường được chia làm 5 lớp, trong đó có bốn lớp tiểu học và một lớp mầm non. Buổi sáng, khi trẻ con đến trường, bi bô tập đọc khiến khung cảnh núi rừng Tây Bắc dọc cung đường cách mạng trở nên sống dậy và hào hùng hơn.

Trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Nam, quê Thái Bình tâm sự: “Ngày mới ra trường, tôi được phân công lên đây công tác. Ban đầu, thấy đường xá khó khăn, cuộc sống đòi nghèo cũng nản. Càng về sau gắn bó với người dân nơi đây, nghe và cảm nhận được những câu chuyện lịch sử về cung đường dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ khiến tôi càng có thêm động lực. Rồi tôi đón cả vợ tôi cũng là giáo viên lên đây bám bản, gieo con chữ đến trẻ em vùng cao. Giờ thỉnh thoảng hai vợ chồng hay nói vui: Giờ yêu Điện Biên, yêu người dân trên này rồi. Chẳng muốn về xuôi nữa”.

Bây giờ thị trấn Tuần Giáo nằm trên 2 trục quốc lộ 279 và quốc lộ 6, có nền kinh tế chủ yếu trồng ngô, lúa, chè, bông, trẩu, đồng cỏ, cây ăn quả, chăn nuôi: bò, trâu, nuôi ong lấy mật, cánh kiến, dê... Khai thác đặc sản rừng và chế biến chè, nông sản. Các con đường huyền thoại ngày xưa hiện nay đều là những trục đường, trục lớn góp phần để cho Tây Bắc phát triển các nông, lâm trường. Cán bộ, công nhân nông, lâm trường đầu tiên, họ đều là những người lính đã làm nên chiến thắng Điện Biên, đã chuyển ngành, tham gia vỡ đất khai hoang các vùng đồi, núi hoang vu, để trồng chè, cà phê, cao su, cam, chăn nuôi dê, nuôi bò sữa. Những con đường xưa nay đã trở thành đường chính phục vụ xây dựng nên các công trình thủy điện vào loại lớn nhất nước ta như các nhà máy thủy điện: Sơn La, Lai Châu... Con người các dân tộc Tây Bắc và con đường huyền thoại khi xưa, thực sự đưa một vùng Tây Bắc hoang vu trở thành một vùng phát triển kinh tế và du lịch.

Đường kéo pháo vào Điện Biên, giờ còn điểm đầu là đèo Pha Đin sừng sững giữa mây ngàn, điểm cuối cùng của di tích đường kéo pháo được tôn tạo là nơi anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo. Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 20 km về hướng bắc, nơi đây dựng một cụm tượng đài dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12,5 mét, nặng 1200 tấn, vinh danh trung đội pháo binh của anh hùng Tô Vĩnh Diện trên triền đồi Bó Hôm năm nào. Chỉ đơn giản như vậy. Đủ để lớp lớp cháu con người Việt hình dung về con đường dẫn lối vào trang sử hào hùng của những người lính Điện Biên Phủ năm xưa.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 12 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top