Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 –7/5/2019): Ký ức hào hùng của những cựu binh 90 tuổi

Thứ ba, 14:30 07/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - “Chỗ này, cả tiểu đoàn đấy, thuộc đại đoàn 312 cả, toàn đồng đội tôi đấy”, một người lính già mắt đỏ hoe trước ngút ngàn ngôi mộ chưa biết tên ở nghĩa trang liệt sỹ Độc Lập (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).


Ông Phạm Đức Cư, cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: PV

Ông Phạm Đức Cư, cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: PV

Chứng kiến sự hy sinh của Tô Vĩnh Diện

Nhìn ông Phạm Đức Cư, ít ai nghĩ cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ này đã bước sang tuổi 90. Trong bộ quân phục cũ nhưng phẳng phiu (có lẽ chỉ được ông trang trọng mặc mỗi dịp đặc biệt), giọng người cựu binh ở độ tuổi “cổ lai hy” vẫn sang sảng giữa sảnh hội trường ồn ào, khi ông nói với cánh phóng viên về nhiệm vụ đầu tiên của tiểu đoàn mình lúc tới lòng chảo Mường Thanh.

Đó là những ngày giữa tháng 1/1954, Tiểu đoàn 394 thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ được lệnh bỏ xe ở ngoài, dùng sức người kéo pháo vào trận địa để đảm bảo bí mật. “Mỗi khẩu pháo nặng 2,4 tấn, để kéo được phải có từ 80 - 100 người. Đường vào trận địa mới mở, quá hẹp, dốc lớn lại thêm trời mưa ướt, lầy lội đồng thời phải kéo ban đêm không được soi đèn, chỉ cần sơ suất một li là cả pháo và người văng xuống vực thẳm”, người cựu chiến binh Điện Biên Phủ nhớ lại.

Thế nhưng sau 9 ngày “quần áo lấm lem bùn đất, chân tay xây xát máu me, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ” để kéo pháo vào trận địa, ông Cư cùng đồng đội lại nhận được lệnh kéo pháo ra để chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” theo sự chỉ đạo của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đêm 1/2/1954, những chàng trai tuổi ngoài đôi mươi lại bắt đầu hành trình kéo pháo ra trong làn đạn của quân thù. Cũng trong đêm đó, ông Cư chứng kiến sự hy sinh của người đồng đội Tô Vĩnh Diện khi anh cùng đồng đội cố gắng cứu khẩu pháo bị đứt dây tời chủ, lộn vòng xuống dốc.

“Khi đồng đội xuống cứu, anh Tô Vĩnh Diện chỉ hỏi: “Pháo có làm sao không?” rồi hy sinh” - ông Cư nhớ lại, rồi giọng trầm xuống - “Tôi chưa từng khóc nhưng đêm hôm ấy không thể cầm được nước mắt. Tiểu đoàn 394 chúng tôi cùng mặc niệm anh giữa cánh rừng u tối, không có một nén hương, chỉ có gió rừng ào ạt và những hạt sương đêm như giọt lệ nhỏ xuống nấm mồ anh”.

Nhưng sự hy sinh, vất vả của ông Cư và đồng đội không thừa. Sau thời gian chuẩn bị “đánh chắc, tiến chắc”, chiều 13/3/1954, chính lực lượng pháo binh đã nổ phát súng đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm quân địch, mở màn 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu”.

Kể lại những ngày đào công sự trú ẩn đầy gian truân, ông Phạm Bá Miều (90 tuổi) kể: Tháng 12 năm 1953, ông nhận được lệnh hành quân về đánh chiến dịch Trần Đình. Trên đường đi chỉ biết là đi chiến dịch Trần Đình nhưng khi đến Điện Biên ông mới biết chiến dịch Trần Đình chính là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lúc bấy giờ toàn đại đoàn của ông có hai Trung đoàn là 174 và 98 làm nhiệm vụ chính là tiêu diệt quân địch ở trận địa A1, C2 và C1. Do đó đơn vị ông phải hoàn thành công sự trú ẩn từ trong Tà Lèng đến bờ sông Nậm Rốm với chiều dài khoảng 4.000m, rộng 1,2m và sâu ngập đầu.

“Thời gian đào công sự vất vả và gian truân lắm. Ban đêm đào hầm công sự còn ban ngày thì địch đưa quân phá. Chiến sĩ quần áo đầy bùn đất, không có thời gian thay chỉ lấy khăn lau qua mặt, không có thời gian ngủ” - ông Miều nói và cho biết, giai đoạn đầu đào từ 6h tối đến 9h đêm, lúc đầu là đào nằm, sau đó đào ngồi và cuối cùng là đứng để càng vào sâu hơn.

Ông nói: “Theo lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi phải đào hầm khoét núi, mỗi người được phát một cuốc chim, một xẻng gấp, chỉ đến nghe giao nhiệm vụ, phổ biến là bắt tay làm ngay chứ không có tập sự. Thời gian đào hầm để đưa 1 tấn bộc phá vào là thời gian khốc liệt nhất trong trí nhớ của ông Miều. Để đưa được 1 tấn bộc phá vào thì hy sinh mất 41 người, mỗi gói bộc phá nặng 20kg nên một đêm chuyển được 960kg và có khoảng 20 người chuyển bộc phá.

Nhớ về những ngày tháng cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, điều khiến ông Miều cảm thấy day dứt chính là để đào được hầm rất nhiều đồng đội của ông đã hy sinh. “Ngày 8/5 (1 ngày sau chiến thắng), chúng tôi đưa được 58 người về nghĩa trang A1. Năm ấy mưa nhiều quá, giao thông hào ngập nước, có chỗ ngập đến đầu gối. Đưa được những đồng đội từ dưới bùn non lên mà chúng tôi không nhận ra các anh...”, ông Miều nhớ lại.

Sống cùng lịch sử


Khu di tích hầm chỉ huy của tướng De Castries tại Điện Biên Phủ. Ảnh: C.T

Khu di tích hầm chỉ huy của tướng De Castries tại Điện Biên Phủ. Ảnh: C.T

65 năm sau, cựu binh Nguyễn Văn Chấp (90 tuổi, chiến sĩ của Đại đội 290, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) lại quay về chiến trường xưa. Và điểm đầu tiên ông tới là nghĩa trang Điện Biên, nơi những đồng đội, đồng chí của người cựu binh già đã mãi mãi nằm lại ở lứa tuổi 20.

Lần tìm từng cái tên được khắc dày đặc trên tấm bia lớn dọc hai bên hành lang nghĩa trang, ông run lên từng chập. Những ký ức về một thời khói lửa bỗng chốc ầng ậc dâng lên trong đôi mắt đã mờ dần.

Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ chỉ nằm cách đồi A1 – nơi diễn ra trận đánh cuối cùng chừng vài trăm mét về phía Nam. Qua nhiều năm tháng, 644 ngôi mộ của các chiến sỹ đã được quy tập về đây, im lìm nằm dưới ráng chiều Tây Bắc đỏ rực. Ngoài một số ít đã xác định được danh tính, hầu hết các anh đều mang chung một cái tên: Vô danh…

“Tôi không thể biết đồng đội mình là ai giữa bạt ngàn anh em ở đây. Nên lần nào lên tới Điện Biên, tôi cũng đi một vòng thắp cho mỗi người một nén hương thay cho lời chào đồng chí,” ông Chấp run run nói.

Cũng giống ông Chấp, bà Hoàn đã 83 tuổi nhưng năm nào cũng cùng cả gia đình vượt gần 600km từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ để làm giỗ cho anh trai của mình - một liệt sỹ Điện Biên Phủ. Ngồi lặng im bên một góc nghĩa trang, bà Hoàn lẩm nhẩm khấn: “Đã hơn 60 năm rồi, em vẫn chưa tìm thấy được anh. Hôm nay, em cùng các bác Phạm Đức Cư, Phạm Bá Miều, Nguyễn Văn Chấp và rất nhiều cựu chiến binh lại đưa các cháu về nơi anh nằm, thắp chung cho anh và các đồng đội nén hương thơm. Mong anh phù hộ độ trì cho các cháu”.

Bó hương trên tay bà lần lượt vơi đi rồi hết nhẵn. Hết bó này đến bó khác cho đến khi thắp hết 644 ngôi mộ và một nén hương trên đài tưởng niệm…

Giờ đây, về thăm lại chiến trường xưa, nhiều cựu chiến binh Điện Biên Phủ dù tuổi đã ngoài 90 nhưng vẫn nhớ như in những ký ức hào hùng. Những câu chuyện ấy đã tạo nên một cuộc gặp gỡ nhiều cảm xúc, khiến nhiều cựu chiến binh không thể cầm nổi nước mắt khi nhớ về những đồng đội, về những năm tháng chiến tranh, gian khổ mà hào hùng vẻ vang.

Từ thung lũng Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến đồi A1 – nơi diễn ra trận chiến lịch sử kéo dài 39 ngày đêm, rồi hầm tướng De Castries... Trong những ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, lúc nào cũng “ăm ắp” những gương mặt, dấu chân của những cựu chiến binh trở về thăm chiến trường xưa. Với họ khi trở lại thăm chiến trường Điện Biên Phủ xưa như trở về nhà, về với năm tháng hào hùng của một thời sục sôi chiến đấu không thể nào quên trong cuộc đời.

Điện Biên những ngày tháng 5 lịch sử không chỉ rực rỡ bởi sắc tím của bằng lăng, sắc đỏ của phượng vĩ, của lá cờ Tổ quốc “nhuộm máu trong tim”, mà còn bởi sắc xanh của màu áo lính từ khắp mọi miền Tổ quốc. Con đường đẹp nhất TP Điện Biên Phủ dài 7 km đã gắn tên vị Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Cả thành phố đã sẵn sàng hòa cùng quân, dân cả nước “sống cùng lịch sử”.

Nén hương tri ân các anh hùng liệt sĩ

Được mệnh danh là “nhân chứng sống” của lịch sử hào hùng về tinh thần chiến đấu quật cường của các liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa, Nghĩa trang liệt sỹ A1 (nằm tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ) là điểm đến của bất cứ ai khi “trở về nguồn”. Nơi đây chỉ có duy nhất 4 ngôi mộ của những anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can được ghi danh, còn lại 640 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng đều... vô danh. Những ngọn nến cùng nén hương tri ân được thắp lên mộ các anh, những người đã quên mình, ngã xuống để giải phóng Điện Biên bảo vệ tổ quốc.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 29 phút trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 38 phút trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 1 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 3 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 4 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top