Lá xoài non, mướp đắng có chữa được tiểu đường?
GiaidnhNet - Không ít người bị tiểu đường đã bỏ thuốc điều trị tiểu đường khi chuyển sang dùng các loại lá, cây cỏ như lá xoài non, cây chuối hột, lá nếp, mướp đắng… để kiểm soát đường huyết. Theo các chuyên gia, không phải ai cũng đạt được hiệu quả, nếu sử dụng không cẩn thận có thể sẽ tăng nguy cơ biến chứng.

Bỏ thuốc dùng lá “trị” tiểu đường
Đầu năm nay, bác Trần Văn Trang, 60 tuổi ở Hà Nội luôn có cảm giác thèm ăn và uống nước rất nhiều. Tuy ăn uống nhiều song bác vẫn bị sụt 3kg/tháng. Ban đầu bác Trang cũng chỉ nghĩ là thời tiết nóng nực nên mới bị vậy nhưng hai tháng liên tiếp sau, bác đều bị sụt cân bất thường. Bác đi khám và xét nghiệm mới biết mình mắc tiểu đường tuýp 2. Nghe bạn mách dùng lá xoài non có khả năng kiểm soát và hạ đường huyết rất tốt, bác đã sử dụng. Hơn một tháng dùng, chỉ số đường huyết trong máu của bác đã giảm tương đối.
Bác Nguyễn Thị Lý (Hải Dương) cũng sử dụng lá xoài non chữa trị tiểu đường, một thời gian ngắn sau khi dùng, chỉ số đường huyết của bác Lý giảm rõ rệt. Tuy nhiên, đường huyết của bác Lý cứ ngày một giảm sâu. Cách đây không lâu bác Lý còn rơi vào tình trạng hôn mê do hạ đường huyết quá mức. Bác sỹ điều trị của bác Lý cho biết, do ăn uống kiêng khem, sử dụng uống lá nhiều lần trong ngày khiến lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết.
Về vấn đề này, nghiên cứu viên cao cấp, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội viên Hội Đông y Hà Nội cho biết, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Nguyên nhân gây ra bệnh do âm hư, ngũ tạng suy yếu kết hợp với tinh chí bất ổn, ăn uống không điều độ… Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Không chỉ lá xoài non, mướp đắng, thân cây chuối hột cũng được cho là kiểm soát đường huyết tốt cho bệnh nhân đái tháo đường bằng cách lấy lá hãm nước uống hay xay ra pha nước uống. Phân tích rõ hơn điều này, ông Bùi Đắc Sáng cho biết, trong Đông y lá xoài non có vị chua, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, phù thũng… Trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của ĐH Queensland (Úc) cho thấy, một số hợp chất trong lá xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol. Bởi vậy, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên, lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo: “Dù bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu nhưng không phải ai uống lá xoài non đều có tác dụng hạ đường huyết vì đặc điểm cơ thể của mỗi người là khác nhau. Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ cây mướp đắng, lá xoài non trị bệnh tiểu đường, người bệnh cũng cần thường xuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Đặc biệt, các trường hợp bệnh ở mức độ nặng cần được chữa trị bằng thuốc Tây và kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc Nam theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn.
Chú ý, không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm. Ngoài ra, không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2-3 giờ để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tuân thủ và thực hiện việc phòng bệnh theo lời khuyên của bác sĩ”.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng, bệnh tiểu đường tăng nhanh là từ lối sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Việc tin dùng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian mà không tuân thủ điều trị của bác sĩ, bỏ thuốc điều trị tiểu đường có thể làm lỡ thời điểm điều trị tốt nhất khiến bệnh nặng hơn. Nếu không cẩn thận dễ hại sức khỏe.
Ngay cả mỗi loại cây trồng ở mỗi vùng thổ nhưỡng khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau. Có thể lá xoài trồng tại Úc có chứa chất anthxyanhdin hạ được đường huyết nhưng lá xoài ở Việt Nam thì chưa chắc có. Sử dụng thuốc Đông y hoặc thảo nên coi là liệu pháp điều trị hỗ trợ và phải được theo dõi cùng với các xét nghiệm của bác sĩ Tây y.
Thay đổi thói quen ăn uống kiểm soát đường huyết
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, tiểu đường là bệnh liên quan tới hệ thống chuyển hóa của cơ thể. Khi đó, hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm làm cho chỉ số đường trong máu luôn cao. Người bệnh chỉ sống chung mà không thể chữa khỏi. Cách kiểm soát tiểu đường an toàn nhất chính là thay đổi thói quen ăn uống.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế chất bột đường, chất béo. Tránh ăn hoặc uống các thực phẩm nhiều đường, đường hấp thu nhanh như đường kính, đường mật ong, các loại mứt, quả chín khô, kẹo nước ngọt... Hạn chế ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều mỡ nhất là phủ tạng động vật, hạn chế các món xào quá nhiều dầu mỡ hoặc món rán vài các chất béo chuyển sang dạng đồng phân transfat dễ gây rối loạn lipid máu…
Một sai lầm mà nhiều người bị tiểu đường hay mắc phải hiện nay là khi biết mình bị bệnh thường nghĩ tới việc bỏ ăn tinh bột, hoa quả chín vì trong đó có nhiều đường sẽ làm tăng đường huyết. Nhưng một chế độ ăn kiêng kỵ quá mức sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng, vi chất ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Khi thiếu chất kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân suy kiệt, các chức năng trong cơ thể bị suy yếu gây ra những biến chứng nguy hiểm như hạ đường đường huyết, suy giảm trí tuệ… Bữa ăn của người tiểu đường vẫn cần phải cân đối giữa các chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Người bị tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, dùng các thực phẩm có chỉ số GI thấp. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: Bánh mì đen, gạo lứt, rau củ quả… Nên chia nhỏ bữa ăn, cố gắng ăn theo giờ nhất định và tránh bỏ bữa.
Vẫn có thể ăn bổ sung thêm hoa quả để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết. Hơn nữa, đường trong hoa quả không phải là đường gluco. Nên ăn hoa quả thô để bảo tồn được chất xơ, làm chậm hấp thu đường trong hoa quả.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Phương Thuận

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 15 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 17 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 20 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 21 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.