Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi học sinh đi học bị bắt nạt, trấn lột?

Thứ sáu, 09:42 04/11/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Không chỉ phụ huynh có con trai lo lắng, nhiều phụ huynh có con gái đi học cũng cảm thấy bất an khi hiện tượng nữ sinh đánh nhau ngày càng nhiều.

Học sinh lớp 7 ở Hải Dương bị nhóm bạn học đánh “hội đồng” chỉ vì không chịu “nộp tô”( ảnh cắt từ clip).
Học sinh lớp 7 ở Hải Dương bị nhóm bạn học đánh “hội đồng” chỉ vì không chịu “nộp tô”( ảnh cắt từ clip).

Bị đánh dã man vì không “nộp tô”

Trong suốt một tuần qua, cộng đồng mạng không khỏi bất bình khi xuất hiện một đoạn clip dài 2 phút 33 giây ghi lại cảnh một học sinh bị 5 học sinh khác chặn đường đánh. Nhóm thủ phạm được xác định đều là học sinh Trường THCS Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương. Thông tin ban đầu, nhóm học sinh trên quây đánh bạn là do hai học sinh lớp 11 kích động, xúi giục và "đạo diễn". Nguyên nhân là do hai học sinh Trường THPT Nhị Chiểu, thường xuyên trấn lột nhóm học sinh lớp 7, mỗi ngày bắt mỗi em nộp “tô” 5.000 đồng.

Đây không phải lần đầu bạo lực học đường xảy ra từ chuyện bắt nạt, trấn lột trong thời gian qua. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường, trong đó có cả các vụ án hình sự và ngày càng gia tăng. Đây là con số khiến rất nhiều phụ huynh giật mình, bởi mối lo hàng ngày con cái đi học tiềm ẩn bị bạn bè bắt nạt, thậm chí đánh đập, trấn lột.

Lo lắng cho cậu con trai đang học lớp 7 mỗi khi đi học, chị Nguyễn Thị Thanh (ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Học sinh bây giờ đa số các cháu ngoan ngoãn, lễ phép và ham học. Thế nhưng vẫn còn một số cháu mải chơi, bắt nạt, đánh bạn, nhất là các cháu hơn tuổi, học cấp trên. Thế nên tôi cũng rất lo cho con, ngày nào cũng phải dặn dò con không được tranh, cướp cái gì của bạn, đi học về thẳng nhà không la cà, tụ tập cổng trường. Có việc gì phải gọi ngay cho bố, mẹ để giải quyết”.

Không chỉ phụ huynh có con trai lo lắng, nhiều phụ huynh có con gái đi học cũng cảm thấy bất an khi hiện tượng nữ sinh đánh nhau ngày càng nhiều. Anh Quang Hải có con học Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) tâm sự: “Các cháu nữ sinh bây giờ có xu hướng phát triển mạnh, thường bộc lộ cá tính, cái tôi một cách quyết liệt. Xem các vụ nữ sinh đánh “hội đồng” bạn mà tôi không khỏi xót xa, nhưng cũng hết sức bất bình. Các cháu bắt nạt, đánh nhau tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm sau đó, khó mà lường trước được”.

Nhà trường, gia đình nên theo sát học sinh

NGƯT Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Mùa Xuân (Hà Nội) cho rằng, việc học sinh bị cô lập, tẩy chay, trấn lột đã xảy ra từ khá lâu. Tuy nhiên, gần đây học sinh ngang nhiên hơn trong việc đánh bạn theo kiểu “hội đồng” rồi quay clip tung lên mạng xã hội để “dằn mặt” và coi đây là chuyện bình thường, thậm chí nghĩ đấy là một thành tích muốn thể hiện.

Cũng theo NGƯT Đặng Đình Đại: “Vai trò của giáo viên là hết sức quan trọng. Để học sinh bắt nạt, trấn lột ở phạm vi nhà trường kéo dài, có tính chất nghiêm trọng cần xem trách nhiệm của nhà trường. Vì thế, vai trò của giáo viên chủ nhiệm phải cao hơn nữa, cần tìm hiểu học sinh, nắm bắt được thực tế đang diễn ra trong lớp học mình quản lý, phải là chỗ dựa tin cậy để học sinh tâm sự, từ đó mới đưa ra các giải pháp giúp học sinh”.

Thông thường, khi thấy con bị đánh, với những vết bầm tím, chảy máu… nhiều phụ huynh rất xót xa, nhiều người đã xúi con phải chống trả quyết liệt, hoặc tìm cơ hội “trả thù”. Theo TS.Nguyễn Thị Kim Quý, chuyên gia Tâm lý cho biết, nếu dạy con đánh lại bạn nghĩa là cho trẻ thấy dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Cách này chỉ làm tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực, gây thêm nhiều rắc rối không lường trước được. Do đó, phụ huynh hãy dạy con một số kỹ năng cần thiết khi gặp các tình huống bất lợi.

Trong trường hợp con bị bắt nạt hay bị đánh, TS Nguyễn Thị Kim Quý đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh: “Khi con đã bị tổn thương do bị bắt nạt, bị đánh… cha mẹ nên dành thời gian quan tâm đến con hơn. Đa số những trẻ bị bắt nạt đều do bố mẹ có ít thời gian chăm sóc nên không hiểu con, không ngăn chặn được vụ bắt nạt… vì con không dám nói với bố mẹ. Nếu theo sát con hàng ngày, cha mẹ có thể thấy những biểu hiện bất thường để hỏi ngay và can thiệp sớm”.

Các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, trong trường hợp học sinh bị bắt nạt hoặc trấn lột… trước hết, các em cần bình tĩnh, cố gắng để thoát khỏi bị vòng vây hoặc có thể phân bua với các đối tượng, hay “dọa” mách thầy cô, bố mẹ... Hãy trao đổi với bố mẹ, giáo viên, người thân càng sớm càng tốt để được giải tỏa những áp lực, đón nhận lời động viên, khuyên nhủ. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm, chia sẻ để giúp con vượt qua những khó khăn khi gặp phải vụ việc.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top