Làm sao để giảm mỡ an toàn, giữ dáng nhẹ nhàng?
Mỡ là một phần quan trọng trong cơ thể con người, nhưng quá nhiều mỡ sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ bệnh tật và đặc biệt là… tàn phá vóc dáng. Vậy đâu là giải pháp giảm mỡ hiệu quả, an toàn?
Quá trình hình thành
Để trả lời câu hỏi trên, đầu tiên chúng ta cần nắm rõ quá trình hình thành mỡ. Hàng ngày, chúng ta cần cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì các hoạt động sống. Nhưng khi năng lượng đưa vào vượt qua ngưỡng nhu cầu cần thiết hàng ngày, chúng sẽ được tích lũy lại trong cơ thể dưới dạng mỡ trắng (chiếm 93-97% tổng lượng mỡ trong cơ thể).
Ở nam giới, lượng mỡ này thường tích tụ ở một số bộ phận nửa trên cơ thể như ngực, bụng. Trong khi ở nữ giới, mỡ thường tích tụ ở một số bộ phận nửa dưới cơ thể như bụng, eo, mông, đùi.
Nếu lượng mỡ thừa tích tụ quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì - một "đại dịch" mới của thế kỷ 21.

Thừa cân, béo bụng đang là vấn đề của nhiều người ( nguồn ảnh shutterstock).
3 nguyên nhân tích tụ mỡ thừa
Để giữ vóc dáng thon gọn, khỏe mạnh, cần tránh để tích tụ mỡ thừa. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đầu tiên, lý do thường gặp nhất hiện nay bắt nguồn từ việc hấp thụ quá nhiều năng lượng từ đồ ăn, trong khi năng lượng tiêu thụ lại quá ít (do ít vận động).
Thứ 2 là do việc thay đổi nội tiết tố ở nữ giới. Một dạng của hormone sinh dục nữ là estradiol có vai trò điều chỉnh sự trao đổi chất và cân nặng của cơ thể. Ở thời kỳ mãn kinh, hormone estradiol sẽ giảm dần làm mất cân bằng quá trình kiểm soát cân nặng của cơ thể khiến chị em bị tăng cân.
Thứ 3 là do di truyền. Có thể bạn không mắc phải bất kỳ lý do nào đã kể trên mà vẫn bị béo phì thì bạn cần xem xét yếu tố di truyền (di truyền đa gen). Bố và mẹ bị béo phì thì con sinh ra có đến 80% nguy cơ bị béo phì.
Tìm hiểu về giảm mỡ thừa
Để biết mình có bị béo phì hay không, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI với công thức tính: BMI= Cân nặng /[(Chiều cao)2]. Nếu BMI ≥ 25 tức là bạn đang trong tình trạng thừa cân, BMI ≥ 30 có nghĩa bạn đang béo phì.
Nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn cần nhanh chóng hành động. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa giảm cân và giảm mỡ, vì đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong khi giảm cân không giảm mỡ có thể đạt kết quả trong vòng 1-2 tuần, thì giảm mỡ cần từ 1-2 tháng. Tuy nhiên, việc giảm cân mà không giảm mỡ sẽ dễ khiến tăng cân trở lại, trong khi giảm mỡ sẽ giúp giảm cân và người săn chắc, kết quả có thể duy trì dài lâu.
Vậy chúng ta nên làm gì để giảm mỡ thừa? Theo các chuyên gia, cần hành động theo 3 nguyên tắc: Thứ nhất, phải thường xuyên vận động để loại bỏ phần năng lượng thừa từ thức ăn mỗi ngày. Thứ hai, chỉ nên giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể trong 3-6 tháng, để đảm bảo sức khỏe trong quá trình giảm cân. Thứ ba, giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

Vận động để loại bỏ phần năng lượng thừa từ thức ăn mỗi ngày (nguồn ảnh shutterstock).
Và vướng mắc chính là ở nguyên tắc thứ 3 này. Để giảm lượng calo nạp, nhiều người cho rằng chỉ cần ăn kiêng là đủ. Tuy nhiên đa phần kế hoạch này đều thất bại, vì kiêng khem thực sự rất khó, nhu cầu ăn uống vốn là "bản năng" của con người. Hơn nữa, việc ăn kiêng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Để khắc phục khó khăn này, hãng dược phẩm STADA – Đức đã nghiên cứu và phát triển dòng thuốc ức chế enzym phân giải lipid giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo.

Orlistat STADA- bí quyết giảm mỡ đơn giản, hiệu quả (Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng)
• Là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược phẩm Stada Arzneimittel AG nổi tiếng của Đức.
• Mỗi viên nang cứng Orlistat STADA 60mg/120mg chứa tương ứng 60mg hoặc 120mg Orlistat dạng vi hạt. Đây là hoạt chất giúp ức chế enzyme lipase, qua đó làm giảm lượng chất béo được hấp thu. Kết hợp với việc tập thể dục và chế độ ăn thích hợp, sản phẩm sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng, giảm mỡ thừa, hạn chế được các bệnh lý do béo phì gây ra.
• Là thuốc không kê toa, cho tác dụng hiệu quả sau 2-4 tuần, giúp giảm lượng mỡ thừa một cách an toàn, khoa học. Sản phẩm đã được kiểm định trên lâm sàng.
• Không gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi, không làm tăng cân trở lại.
STADA – Sứ Mệnh Của Tôi – Sức Khỏe Của Bạn. STADA Arzneimittel AG được thành lập năm 1895 tại Đức. STADA được biết đến như người bạn đồng hành tin cậy suốt 125 năm qua trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tập đoàn đã phát triển tại 120 quốc gia với hơn 12.000 nhân viên, cùng sản phẩm chiến lược là hai dòng thuốc trụ cột Generics: Dược phẩm đặc trị và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (CHC). STADA sở hữu 20 sản phẩm Top 3 trong thuốc không kê toa (OTC) và CHC tại châu Âu. Đầu năm 2021, STADA được CHi bình chọn là tập đoàn dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển kinh doanh. STADA cam kết cung cấp tại Việt Nam các sản phẩm OTC và CHC chất lượng cao. đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi tại châu Âu như: Natures Aid, Thornton & Ross, Walmark... Tham khảo thêm tại: https://www.stadavietnam.com.vn/ |
PV

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 4 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 8 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 17 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 17 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.