Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Lão hoạ sỹ" bán một vạn bức tranh

Chủ nhật, 08:00 28/10/2012 | Giải trí

GiadinhNet - Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Thủ đô Hà Nội.

Nghệ nhân Nguyễn Bá Dần. Ảnh: PV

Ngôi nhà di sản đó vẫn ngày ngày thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan. Trong ngôi nhà ấy, có một ông già đặc biệt, hơn chục năm nay ngồi vẽ tranh thủy mạc giới thiệu về văn hóa Việt đến bạn bè thế giới.

Hồn xưa cũ trong ngôi nhà cổ

Bước vào ngôi nhà di sản, bất cứ ai cũng có chung nhận xét như được trở về với một không gian phố cổ xưa đựng đầy, thu hẹp. Vẫn còn đó mái ngói rêu phong, mảng tường loang cổ kính với những cảnh trí sinh hoạt xưa thấp thoáng ẩn hiện chiếc vại sành, chiếc nồi đất, rổ tre... Và xưa cũ hơn cả là một ông già khăn đóng áo the ngồi vẽ tranh thủy mạc và thư pháp.

Nghệ nhân đặc biệt đó là ông Nguyễn Bá Dần, năm nay 73 tuổi. Tuy đã bước qua ngưỡng tuổi xưa nay hiếm nhưng nét bút của ông đồ già vẫn bay bổng, thần thái lạ thường. Tính đến nay, ông Dần đã có 12 năm gắn bó với ngôi nhà cổ 87 Mã Mây.

Qua tiếp xúc, chúng tôi thấy được nhiệt huyết và lòng yêu nghề tuôn chảy tràn trề trong con người ông. Ông là người hay nói, thậm chí là nói nhiều mỗi khi có ai hỏi đến dòng tranh thủy mạc, hỏi đến những niêm luật của thư pháp. Những tác phẩm của ông Dần chứa đựng nhiều giá trị truyền thống của dân tộc. Hình ảnh của cây tre, những người phụ nữ quang gánh trên vai, những trẻ chăn trâu, con đò dòng sông, ngọn núi... những thắng cảnh và con người Việt Nam hiện lên trên giấy xuyến chỉ với nét vẽ khi đậm khi nhạt rất có hồn. Bức họa nào cũng được trích dẫn những câu thơ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
 

Ông Dần nhiệt tình giải thích ý nghĩa bức tranh cho những người khách đến từ Hàn Quốc.

Ông ngồi nhẩm tính với giọng đầy tự hào, chia sẻ với chúng tôi: "Tại ngôi nhà 87 Mã Mây này, tôi đã bán khoảng chừng 1 vạn bức tranh. Khách mua tranh đa số là người nước ngoài. Chỉ 100.000 đồng một bức, nhưng tiền nong không phải là điều tôi quan tâm hàng đầu. Điều khiến tôi có nhiều động lực để ngồi vẽ tranh là đã giới thiệu được con trâu, cái cày, lũy tre, ngôi làng, góc phố, con người Việt Nam đi khắp thế giới".

Đối với ông Dần, một bức tranh là một thông điệp, nơi để ông gửi gắm chút hồn dân tộc. Ai đến với ông cũng được xem như khách quý. Có người khách nước ngoài hỏi mua một bức tranh "mèo chuột" mà chẳng hiểu gì về nội dung bức tranh đó và thế là ông Dần lại vui vẻ ngồi giải thích, thậm chí bình cả thơ bằng tiếng Anh cho đến khi vị khách đó gật gù hiểu được ý nghĩa mới thôi. Ông Dần không chỉ biết nhiều áng thơ cổ, văn chữ Nôm, chữ Hán mà ông còn thông thạo cả tiếng Anh, tiếng Pháp.

Sống chậm với mực tàu bút lông

Ông Dần cho biết, để ngồi vẽ được một bức tranh thủy mạc, nhìn qua thì chỉ thấy phết phẩy vài nét bút nhưng thực sự phải mất cả giờ đồng hồ. "Sản phẩm thuộc loại sáng tạo này không phải ngồi ép mà ra được. Cứ phải thư thái mới đưa được nét bút ưng ý", ông cho biết.
 

Hồn cũ trong ngôi nhà cổ.

Đối với ông, sáng tạo nghệ thuật là công việc rất công phu. "Khi viết cho người nho nhã, thư sinh thì nét bút phải mềm mại, uyển chuyển. Nếu người đó là một vị tướng thì nét bút lại phải dứt khoát, khỏe khoắn như chính con người họ", ông Dần nói. Tuy nhiên nói về thư pháp và hội họa cổ, đôi lúc cũng có chút gợn trong lòng người nghệ nhân tài hoa này. Ông tâm sự: "Nghề vẽ tranh thủy mạc cũng như viết thư pháp bây giờ nhiều lúc có cảm giác bị lãng quên, lạc lõng giữa cuộc sống xô bồ ngoài kia".

Có điều đặc biệt, ông Dần đến với tranh thủy mặc, đến với những dòng thư pháp khi tuổi đời đã ở bên kia sườn dốc. Cả quãng đời trai trẻ ông hành nghề y, đến khi tuổi đời đã chạm mốc 60, ông mới tìm đến với thư pháp, với hội họa. Ông bảo: "Đối với tôi không có người thầy nào cụ thể. Những họa sĩ bạn ngồi hàng nước vỉa hè với tôi là thầy. Những điều bổ ích lý thú ai đó đóng góp cho tôi, đó cũng là thầy. Thực ra, thuở lên 10, nhiều lần ra Bờ Hồ được thấy các ông đồ ngồi viết chữ Nho, tôi đã mê nó từ đấy". Dẫu đến với hội họa khá muộn nhưng ông cũng không bận lòng lắm. Bởi với ông, khi cái nghiệp bốc thuốc cứu người đã trả trọn vẹn thì mới thoải mái để dấn thân vào một đam mê khác. "Còn sức còn vẽ, còn lực còn viết", ông nói.

Việc ông được vào ngôi nhà 87 Mã Mây viết thư pháp, vẽ tranh lại còn đặc biệt hơn. "Một người nào đó, tôi không quen biết, mà cũng không nhớ tên đã mời tôi vào đây làm việc. Ông ta thuyết phục được tôi và cũng từ ngày đó đến giờ, tôi không gặp nữa", ông nói. Theo nhiều người kể, để được ngồi vào ngôi nhà di sản đó không phải chuyện dễ, biết bao nhiêu người muốn cũng không được. 12 năm, cặm cụi làm công việc sáng tạo ở ngôi nhà di sản, ông Dần đã có thêm vô số người bạn, hàng trăm khách quen và rất nhiều người nước ngoài hâm mộ.

Ông bảo: "Tuổi tác với tôi không thành vấn đề lớn. Còn khỏe có nghĩa là chưa thể cho mình nghỉ ngơi được. Mà có lẽ chính mình đã say chữ, say tranh mà vượt qua được ốm đau bệnh tật". Ông nói rằng đã sống với nghề này không có cái tâm thì không thể tồn tại được. Một câu thơ, một nét bút vẽ lên giấy là cả một tâm hồn, tình cảm người cầm bút. Nếu không có tâm huyết, đam mê chỉ chăm chăm vẽ cho xong một bức tranh để bán thì nét bút khô lắm, vô hồn lắm.

Điều khiến ông đồ già này băn khoăn là loại hình nghệ thuật này ngày càng có ít người trẻ nối nghiệp. "Giới trẻ ngày nay chẳng ai chịu khó ngồi mò mẫm với giấy, với mực, với bút nghiên này. Các cháu đã bận rộn với việc học hành trường lớp quá rồi. Lớn lên, đa số thanh niên đam mê những ngành khoa học kỹ thuật, kinh doanh buôn bán... Thư pháp, thủy mạc mòn mỏi tìm người tiếp nối. Mong rằng thế hệ trẻ sau này sẽ có người "say chữ" và "giữ được lửa" của thế hệ như tôi để lại".
 

Một tác phẩm của ông.

Mặc cho dòng đời vội chảy, mặc cho tuổi tác ngày càng cao, một ngày làm việc của ông bắt đầu từ 9h đến 16h30. Hơn chục năm nay, căn nhà của ông ở Ngõ Chợ, Khâm Thiên chỉ là chốn đi về nghỉ ngơi. Ngôi nhà 87 Mã Mây mới là nơi ông sáng tạo, nơi mọi người biết đến tên tuổi và là nơi ông thỏa lòng đam mê với công việc xưa cũ. Với ông, đây mới là ngôi nhà của tâm hồn mình.

Ngoài kia, nơi chỉ cách ông đồ già này chừng chục bước chân là cuộc sống hiện đại nhộn nhịp, bận rộn và ồn ã như đang cuốn con người ta đi nhanh hơn thường lệ. Trong ngôi nhà cổ này, ông vẫn ngồi thư thái đưa từng nét bút. Hai thế giới trái ngược cùng tồn tại. Chia tay ông đồ già, hòa mình vào dòng người chen chật của phố phường Hà Nội, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng người nhốn nháo... bất chợt chúng tôi lại thèm được trở lại không gian sâu lắng của ngôi nhà cổ và gặp lại những bức tranh thủy mạc điêu luyện, gặp lại giọng nói ề à nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống từ ông cụ có lòng say mê, lưu giữ và giới thiệu văn hóa dân tộc đi khắp năm châu.
 
Thuỳ Dương
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung: 70 tuổi sẽ không sống cùng bạn gái, thuê giúp việc chăm sóc tuổi già

NSƯT Chí Trung: 70 tuổi sẽ không sống cùng bạn gái, thuê giúp việc chăm sóc tuổi già

Giải trí - 3 phút trước

GĐXH - NSƯT Chí Trung sau khi phẫu thuật khối u, anh đã có nhiều dự định cho cuộc sống về sau, trong số đó, nam nghệ sĩ không muốn tuổi già làm phiền bạn gái.

Nữ ca sĩ quê Hà Tĩnh từng giành giải Nhất dòng nhạc dân gian Sao Mai 2009, sau 16 năm có cuộc sống ra sao?

Nữ ca sĩ quê Hà Tĩnh từng giành giải Nhất dòng nhạc dân gian Sao Mai 2009, sau 16 năm có cuộc sống ra sao?

Giải trí - 51 phút trước

GĐXH - Ca sĩ Bùi Lê Mận là giọng ca quê Hà Tĩnh từng đạt giải Nhất dòng nhạc dân gian Sao Mai 2009, sau 16 năm, hiện tại, cô có cuộc sống ra sao?

Vợ CEO kém 12 tuổi của Tuấn Hưng: 'Chồng tôi giờ đã tu tập'

Vợ CEO kém 12 tuổi của Tuấn Hưng: 'Chồng tôi giờ đã tu tập'

Giải trí - 1 giờ trước

Hương Baby - bà xã kém 12 tuổi của ca sĩ Tuấn Hưng cho biết năm nay, cả hai kỷ niệm ngày cưới nhẹ nhàng, không náo nhiệt như các năm trước. Cô vui khi chồng quyết định cùng mình tu tập.

Diễn viên 'Bao Thanh Thiên' bị u não, đang nợ 154 tỷ đồng

Diễn viên 'Bao Thanh Thiên' bị u não, đang nợ 154 tỷ đồng

Thế giới showbiz - 2 giờ trước

Từ Hanh - diễn viên phim "Bao Thanh Thiên" bị u não khiến ngoại hình thay đổi, sức khỏe suy kiệt.

Tan chảy với khoảnh khắc đáng yêu của em bé Pam – ‘em bé quốc dân hot mạng xã hội’

Tan chảy với khoảnh khắc đáng yêu của em bé Pam – ‘em bé quốc dân hot mạng xã hội’

Thế giới showbiz - 3 giờ trước

GĐXH - Mỗi lần xuất hiện bé Pam (Pamela Hải Đường) luôn thu hút sự chú ý của người hâm mộ.

Đằng sau vẻ đẹp lạ của Á hậu người Khmer Thạch Thu Thảo cao 1,77m

Đằng sau vẻ đẹp lạ của Á hậu người Khmer Thạch Thu Thảo cao 1,77m

Giải trí - 6 giờ trước

Á hậu Thạch Thu Thảo chia sẻ từng áp lực khi bị gọi là "bản sao" của H'Hen Niê. "Được đặt cạnh một hình mẫu mạnh mẽ như chị H'Hen Niê là điều đáng trân trọng. Chị ấy đã mở ra nhiều cánh cửa cho các cô gái dân tộc thiểu số", cô nói.

Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'

Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'

Thế giới showbiz - 7 giờ trước

Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương và Thanh Nga là "tứ đại mỹ nhân Sài Gòn" nổi tiếng của thập niên 60-70, song cuộc đời họ nhiều ngã rẽ khác nhau.

Đời thực đối lập trên phim của nữ diễn viên 22 tuổi đóng Út Khờ trong 'Địa đạo'

Đời thực đối lập trên phim của nữ diễn viên 22 tuổi đóng Út Khờ trong 'Địa đạo'

Giải trí - 19 giờ trước

Diễm Hằng Lamoon, diễn viên sinh năm 2003 đảm nhiệm vai nữ du kích Út Khờ trong bom tấn "Địa đạo" gây chú ý bởi nhan sắc đời thường khác xa trên phim.

Cảnh 'nóng' trong "Địa Đạo" gây thắc mắc, nghe đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lý giải xong ai cũng thêm phần xúc động

Cảnh 'nóng' trong "Địa Đạo" gây thắc mắc, nghe đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lý giải xong ai cũng thêm phần xúc động

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" chính thức được khởi chiếu, chi tiết khiến nhiều khán giả chú ý là sự xuất hiện của hai cảnh “nóng” trong phim.

Phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" lập kỷ lục toàn cầu

Phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" lập kỷ lục toàn cầu

Thế giới showbiz - 22 giờ trước

Dù đã khép lại tròn 1 tuần nhưng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" vẫn dễ dàng lập thành tích "khủng".

Top