Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liên tiếp phát hiện ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người', bác sĩ cảnh báo dấu hiệu người dân tuyệt đối không được chủ quan

Thứ tư, 17:13 04/09/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, người bệnh mắc Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Suy đa tạng do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"

Ngày 4/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị này đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (thường gọi là nhiễm vi khuẩn ăn thịt người).

Bệnh nhân thứ nhất là Hà Ngọc T, 43 tuổi (Đà Bắc, Hoà Bình), làm công nhân ở một tỉnh phía Nam hơn 10 năm, công việc hàng ngày là đi giao hàng đông lạnh cho các đại lý.

Khoảng hơn 1 tháng trước khi vào viện, bệnh nhân sốt cao liên tục, đã đi khám và điều trị nhưng tình trạng sốt chỉ thuyên giảm, không khỏi hẳn. Bệnh nhân được đưa về quê (Hòa Bình) tiếp tục điều trị.

Liên tiếp phát hiện ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người', bác sĩ cảnh báo dấu hiệu người dân tuyệt đối không được chủ quan - Ảnh 1.

Bệnh nhân T đang phải thở máy, lọc máu liên tục tại bệnh viện. Ảnh BVCC

TS.BS Hoàng Công Tình, Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao, rét run, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

Bệnh nhân nhanh chóng được thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch, sử dụng kháng sinh phổ rộng, trong đó có kháng sinh đặc trị bệnh Whitmore. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị viêm-tràn dịch màng phổi 2 bên, áp xe gan, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch, đang được điều trị, chăm sóc tích cực và hội chẩn nhiều chuyên khoa.

Bệnh nhân thứ 2 là Bùi Thị C, 59 tuổi (Lạc Sơn, Hoà Bình), có tiền sử bị bệnh đái tháo đường. Trước khi vào viện 1 tuần, người bệnh xuất hiện sốt cao, sưng nóng đỏ, đau vùng cổ tay bên phải, ho và khó thở tăng dần, đau tức ngực.

Bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện cấp cứu rồi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình điều trị.

Liên tiếp phát hiện ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người', bác sĩ cảnh báo dấu hiệu người dân tuyệt đối không được chủ quan - Ảnh 2.

Ổ áp xe ở tay bệnh nhân C thời điểm nhập viện. Ảnh BVCC

Tại đây, bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ bằng thở máy không xâm nhập, sốt cao liên tục, rét run, thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, ho nhiều đờm, có ổ áp xe vùng cổ tay bên phải; chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh đám mờ đông đặc và tràn dịch màng phổi 2 bên.

Bệnh nhân nhanh chóng được cấy máu, nội soi phế quản bơm rửa phổi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm máu và dịch phế quản cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Bác sĩ Hoàng Công Tình cho biết, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ dưới hướng dẫn của kháng sinh đồ. Sau hơn 1 tuần điều trị, hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguỵ kịch, kết quả xét nghiệm chức năng các tạng: phổi, gan, thận đã cải thiện nhiều.

Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện sau khoảng 1 tuần nữa và tiếp tục điều trị duy trì bằng thuốc uống từ 3 đến 6 tháng tại nhà.

Trước đó, ngày 3/9, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bé gái 14 tuổi mắc bệnh Withmore. Theo đó, đầu tháng 8, bệnh nhân có nổi hạch ở vùng cổ, được chẩn đoán viêm hạch, lấy thuốc về nhà cho bệnh nhân uống.

Tuy nhiên, đến ngày 22/8, bệnh nhân không đỡ, bị áp xe phần mềm vùng cổ phải nên nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để mổ lấy hạch, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Bệnh viện Nhiệt đới (TP HCM) để làm xét nghiệm.

Ngày 29/8, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Được biết, đây là ca bệnh Whitmore đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Thận trọng với những vết thương ở da, niêm mạc

Theo TS.BS Hoàng Công Tình, bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua các vết thương ở da, niêm mạc. Bệnh thường gặp ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Liên tiếp phát hiện ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người', bác sĩ cảnh báo dấu hiệu người dân tuyệt đối không được chủ quan - Ảnh 3.

Theo các bác sĩ, không nên chủ quan với những vết thương ngoài da, niêm mạc, nhất là những người hay tiếp xúc với đất, nước nhiễm bẩn. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

"Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính) có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn khác, dẫn đến chậm trễ trong điều trị", TS.BS Hoàng Công Tình cho biết.

Cũng theo BS Tình, năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore phải được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, quá trình điều trị kéo dài (thường từ 3 đến 6 tháng) mới đảm bảo bệnh không tái phát.

Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore, vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần trang bị các dụng cụ bảo hộ cá nhân như ủng và găng tay không thấm nước để bảo vệ chân tay, chống tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm bẩn.

Trường hợp không may có vết thương rách da, trầy xước, cần rửa sách vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời nếu phát hiện bị sốt hoặc những bất thường do vết thương gây ra.

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầmBệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Sau khi ho sốt, đau vùng thắt lưng, người đàn ông 69 tuổi đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cô gái mắc ung thư đại tràng thừa nhận gia đình thường xuyên nướng thịt, đặc biệt họ còn sử dụng lốp xe cũ làm bếp nướng. Dù thức ăn bị cháy, mọi người vẫn cố ăn hết...

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và gặp các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong mùa thu đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự cân bằng của cơ thể và phòng tránh bệnh tật.

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Sống khỏe - 16 giờ trước

Cơ thể chúng ta cần cholesterol để hoạt động bình thường. Nhưng nếu mức cholesterol trong máu cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đau tim, đột quỵ. Vậy nên ăn uống thế nào để giảm cholesterol?

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn được khế ngọt vì loại quả này có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Sống khỏe - 21 giờ trước

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tuân theo một chế độ ăn uống với các thực phẩm chống viêm là cách tốt để hỗ trợ cơ thể chống lại một số chứng viêm xuất phát từ môi trường và lối sống không lành mạnh.

Hay tiếp xúc với bùn đất, người đàn ông 48 tuổi ở Hà Tĩnh mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Hay tiếp xúc với bùn đất, người đàn ông 48 tuổi ở Hà Tĩnh mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bệnh Whitmore lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da, nguy cơ lây nhiễm càng cao và bệnh nhanh tiến triển hơn.

Top