Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lỡ uống nhầm hay sặc hóa chất, làm điều này chẳng khác nào đẩy bệnh nhân nhanh chết

Thứ năm, 13:00 18/07/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Việc vô tình uống nhầm, sặc hóa chất rất hay gặp phải, nhất là ở trẻ nhỏ. Nếu không muốn mất mạng khi lỡ uống nhầm, sặc hóa chất cần nhớ tránh làm điều dưới đây.

Dùng miệng hút dầu, xăng là thói quen của nhiều người. Nhưng đã có những trường hợp suýt chết vì xăng, dầu xâm nhập vào phổi. Bệnh viện Phổi Trung ương vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân Đ. T. B, 46 tuổi, Thái Nguyên trong tình trạng nguy kịch khi bị tổn thương, viêm phổi trầm trọng.

Được biết, anh B làm nghề lái máy ủi trong công trường, trong quá trình vận hành, máy xúc đang chạy thì hết dầu nên đã dùng miệng hút dầu diesel để chạy máy. Trong quá trình hút, anh bị sặc dầu diesel, một lượng dầu lớn đã xâm nhập vào phổi.

Kết quả kiểm tra cho thấy anh bị nhiều váng dầu đọng lại trên các phế nang và nhu mô phổi. Các bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật rửa phổi để làm giảm tổn thương phổi do hóa chất. May mắn nhờ cấp cứu kịp thời, anh đã qua khỏi.


Trường hợp bệnh nhân B cấp cứu tại bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh BVCC

Trường hợp bệnh nhân B cấp cứu tại bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh BVCC

Tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bị ngộ độc xăng, dầu. Có thói quen dùng miệng hút dầu, một lần anh S, 27 tuổi ở Hoài Đức (Hà Nội) đã bị sặc nuốt một ngụm dầu.

Dù hơi khó chịu nhưng sau đó anh chủ quan, vẫn sinh hoạt bình thường. Chiều cùng ngày, thấy đau ngực, cơn đau xuất hiện dữ dội, khó thở nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu. Anh vào viện trong tình trạng đau ngực, khó thở, ho khạc ra đờm lẫn máu có mùi dầu.

Theo BS Phạm Duệ - nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp ngộ độc xăng dầu nhập viện với nguyên nhân uống nhầm như những bệnh nhân trên không phải ít. Nhiều trường hợp có thói quen kề miệng vào ống hút xăng, dầu từ trong các bình xăng, can xăng. Khi hít mạnh, xăng dầu dễ xộc sâu trong miệng và nuốt phải. Hóa chất khi vào phổi gây viêm phổi, khó thở.

Trường hợp ngộ độc dầu luyn thì nguy hiểm hơn vì chất này đặc sánh. Khi vào phổi sẽ đọng lại gây viêm phổi, khó thở và việc điều trị cũng khó hơn do dầu dính chắc.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trẻ nhỏ là đối tượng dễ uống nhầm phải hóa chất hơn cả. Ở mức độ nhẹ, uống ít có thể được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa. Nhưng đa phần trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi họ dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Nếu sặc hóa chất vào phổi thì tổn thương, viêm phổi càng nặng nề hơn.

Di chứng để lại sau tai nạn là rất lớn, bởi vậy các bậc cha mẹ cần chú ý đến trẻ nhỏ. Đừng có thói quen để các hóa chất, xăng dầu… trong các chai nước ngọt. Trẻ nhỏ dễ vô tình uống phải.

Điều cần đặc biệt lưu ý là không giống như bệnh nhân bị các dị vật khác, khi lỡ uống nhầm hóa chất thì tuyệt đối không được gây nôn vì đây là chất có tính ăn mòn mạnh. Cách làm này càng làm hóa chất tràn vào khí quản lần nữa tăng mức ngộ độc, gây bỏng thực quản, bị viêm phổi.

Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng, giảm kích thích niêm mạc. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn vì bị nôn làm hóa chất trào ngược lên dạ dày, thực quản. Ngay sau đó nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

P.Thuận

P.Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê

Mẹ và bé - 7 phút trước

GĐXH - Ăn vặt có thể giúp cho lượng đường trong máu của trẻ trở nên ổn định hơn, nhất là khi sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Không nên ăn ức gà thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài với hàm lượng lớn. Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa protein và tích tụ nhiều cholesterol, tạo gánh nặng cho gan và thận…

Công dụng của Omega-3 đối với mắt

Công dụng của Omega-3 đối với mắt

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hiện nay, việc có một đôi mắt khỏe cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc, trong đó việc bổ sung Omega-3 hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp với thể trạng là điều không thể thiếu.

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Ung thư gan là một căn bệnh ác tính. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng cũng có một số cần hạn chế.

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Theo các chuyên gia y tế, đây là một số thực phẩm mà người bệnh suy giáp nên tránh dùng quá nhiều.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?

Y tế - 7 giờ trước

Trải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Trong 2 năm gần đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.

Top