Loại lá mọc đầy ở vườn, không mất tiền mua, người bệnh tiểu đường nên pha uống hàng ngày để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên dùng nước lá ổi vì đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lá ổi có thể cải thiện đường huyết...
Người bệnh tiểu đường uống nước lá ổi tốt không?
Nếu như quả ổi được biết đến là một loại quả ngon và giàu dinh dưỡng thì lá ổi cũng có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe, nhất là với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá ổi chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như: quercetin, avicularin, hyperin, axit axetic... những chất này có khả năng ngăn ngừa ung thư, kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa, chống tiêu chảy, kháng khuẩn, hạ mỡ máu, bảo vệ gan.

Ảnh minh họa
Có nhiều nghiên cứu cho thấy lá ổi có thể cải thiện đường huyết. Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học quốc gia (Mỹ), năm 2018, cho thấy hợp chất flavonoid và polysaccharides của lá ổi có liên quan đến cải thiện chức năng tế bào β tuyến tụy của chuột bị tiểu đường, làm tăng sản xuất insulin.
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học nhận thấy trà lá ổi còn giàu chất ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase giúp giảm hấp thụ glucose sau bữa ăn, giảm lượng đường trong máu và stress oxy hóa. Chúng còn ức chế các protein gây viêm nên chuột mắc bệnh tiểu đường bớt viêm nhiễm.
Công dụng của lá ổi với người bệnh tiểu đường
Giúp giảm lượng trong máu
Trà lá ổi bao gồm các loại axit ellagic, cyanidin và các polyphenol rất tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết sau bữa ăn. Đồng thời, khả năng ức chế hoạt động của alpha-glucosidase có trong lá ổi còn giúp phân giải tinh bột và các loại carbohydrate khác thành đường đơn, giúp giảm đường huyết hiệu quả.
Ngoài ra, tiêu thụ trà lá ổi thường xuyên còn có tác dụng làm giảm lượng đường huyết lúc đói, rất có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Giảm biến chứng bệnh tiểu đường
Uống trà lá ổi trong từ 5-7 tuần liên tiếp có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm sự tiến triển xấu của bệnh tiểu đường. Nhờ đó, trà lá ổi có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh thận và béo phì và tim mạch.
Tăng sản xuất insulin
Uống trà lá ổi trong thời gian dài có thể làm tăng sản xuất insulin, giúp hạ đường huyết và chuyển hóa glucid, lipid và protein, rất tốt cho bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó lá ổi còn làm tăng liều lượng sử dụng glucose của các tế bào, từ đó cải thiện chức năng của gan và thận, giúp đào thải lượng glucose dư thừa, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa
2 bài thuốc dân gian từ lá ổi tốt cho người bệnh tiểu đường
Bài thuốc 1:
Rửa sạch 30g lá ổi, cho toàn bộ lá vào nồi nước đang sôi, đun chừng vài phút rồi tắt bếp. Lọc lấy phần nước, để nguội rồi sử dụng ngay.
Có thể thực hiện tương tự với công thức trà búp ổi chữa tiểu đường. Với búp ổi, bạn có thể lấy khối lượng là 100g/ lần nấu.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu gồm: 50 gam lá ổi non; 100 gam lá sa kê; 100 gam đậu bắp tươi
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu với nước, cho tất cả vào nồi đun với lượng nước vừa phải. Sử dụng nước nấu từ các loại thảo dược này để uống trong ngày thay nước lọc
Lưu ý: Liều lượng và cách sử dụng trà lá ổi chữa tiểu đường ở từng người bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể. Điều quan trọng nhất là bạn vẫn phải tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn uống điều độ và kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường dùng lá ổi cần biết điều này
- Chỉ sử dụng lá ổi với tần suất vừa phải. Việc quá lạm dụng lá ổi có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc gây ra tình trạng dị ứng.
- Người bị bệnh chàm cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng lá ổi bởi các chiết xuất có trong lá ổi có thể gây kích ứng da.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi nếu bạn đang mắc phải các bệnh mãn tính tim mạch, loãng xương, các bệnh lý liên quan đến thận,...
- Nên tránh dùng lá ổi trong thời gian điều trị bằng thuốc tây vì có thể làm giảm các tác dụng của thuốc.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcQuả mây là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, được yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Mặc dù có vẻ ngoài xù xì, gai góc, nhưng bên trong quả mây lại ẩn chứa một kho tàng dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Dùng thuốc điều trị sởi và viêm não do bệnh sởi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViêm não là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sởi. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.

Người đàn ông bị liệt chỉ sau một đêm, bác sĩ cảnh báo 'sát thủ thầm lặng'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcÔng Tề cảm thấy đau âm ỉ ở vùng ngực và lưng, nhưng nghĩ rằng đó chỉ là đau cơ lưng thông thường nên không để ý. Tới một ngày, ông phát hiện đôi chân bị liệt, không thể đứng dậy.

Thanh niên 19 tuổi phát hiện mắc hội chứng tim mạch gây đột tử khi khám sức khỏe đi du học
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần đi khám sức khỏe tổng quát chuẩn bị đi du học, nam thanh niên 19 tuổi tình cờ phát hiện mắc Brugada, một hội chứng di truyền hiếm gặp gây nguy cơ đột tử ở người trẻ.

Nam sinh viên hoảng hốt khi sờ thấy 'sợi dây lạ' ở vùng kín
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNam thanh niên 21 tuổi thỉnh thoảng bị đau tinh hoàn nhưng ngại đi khám, đến khi anh vô tình sờ thấy "sợi dây lạ" đã vội vàng vào bệnh viện cầu cứu bác sĩ.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...