Loại hạt được ví 'nữ hoàng của ngũ cốc' giúp kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Chỉ số đường huyết thấp, chất xơ hòa tan trong yến mạch có thể giúp người bệnh tiểu đường đạt được mục tiêu về lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng...
Người bệnh tiểu đường ăn yến mạch có tốt không?
Yến mạch nguyên hạt có chỉ số đường huyết (GI) thấp, được tiêu hóa và chuyển hóa chậm hơn. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), yến mạch là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ cùng với các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, canxi, phốt pho, kẽm và sắt. Yến mạch không chỉ bổ dưỡng và tạo cảm giác no mà còn có thể mang lại những lợi ích cụ thể cho những người mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.
Theo MedlinePlus (trang thông tin trực tuyến của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ), người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể được hưởng lợi từ việc ăn ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch do chúng có tác dụng làm giảm lượng đường và cholesterol. Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong yến mạch giúp đạt được mục tiêu về lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng...

Ảnh minh họa
Công dụng của yến mạch với người bệnh tiểu đường
Giúp kiểm soát đường huyết
Theo phân tích năm 2022 của Trường Đại học Toronto, Canada, dựa trên 8 nghiên cứu, khoảng 400 người tham gia, cho thấy beta-glucan (loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch) làm tăng thời gian tiêu hóa và chậm quá trình giải phóng glucose (đường) trong ruột non. Nhờ đó beta-glucan có thể cải thiện mức đường huyết sau bữa ăn và lúc đói ở người bệnh tiểu đường type 2.
Giúp giảm cân
Yến mạch ít calo, giàu chất xơ tăng cảm giác no lâu hơn, giảm thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung ít nhất 10 g chất xơ mỗi bữa từ thực phẩm như bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các loại đậu.
Giúp giảm viêm
Yến mạch có chứa hợp chất avenanthramide giúp người tiểu đường giảm viêm, hỗ trợ ngăn bệnh tiến triển. Theo nghiên cứu năm 2014 của Trường Đại học Aberdeen, Anh, trên 22 người bệnh tiểu đường, chế độ ăn giàu yến mạch làm giảm các vi hạt trong tiểu cầu của máu. Các vi hạt này góp phần làm tăng đường huyết và viêm nhiễm.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, bệnh tim là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường type 2. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chống viêm như yến mạch góp phần giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Yến mạch còn thúc đẩy giảm mức cholesterol cao - yếu tố gây ra bệnh tim. Đánh giá năm 2015 của Trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc, dựa trên 16 nghiên cứu, cho thấy người mắc tiểu đường type 2 ăn bột yến mạch vào bữa sáng trong 12 tuần có mức cholesterol xấu (LDL) giảm và cholesterol toàn phần thấp hơn. Họ cũng giảm lượng glucose (đường) trong máu.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường ăn yến mạch cần biết điều này
Yến mạch là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường, nhất là khi sử dụng nó để thay thế các bữa sáng giàu carbohydrate, nhiều đường khác.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chọn bột yến mạch đóng gói sẵn hoặc bột yến mạch ăn liền có thêm đường và muối hoặc ăn quá nhiều cùng một lúc lại có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, cần lưu ý:
- Chọn yến mạch loại già hoặc đã được cắt thép, đây là dạng hạt yến mạch ít được chế biến nhất. Những loại này chứa một lượng chất xơ hòa tan cao hơn, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn và được chế biến tối thiểu để làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Nên dùng yến mạch với sữa tách béo, không thêm quá nhiều trái cây khô hoặc chất tạo ngọt, kể cả chất ngọt tự nhiên như mật ong.
- Thêm các loại hạt, trứng, bơ hoặc quả mọng để bổ sung chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa.
- Trộn với sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua không đường để tăng protein, canxi và vitamin D.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.