Thanh niên 25 tuổi liệt tứ chi, nguy kịch sau khi ăn pate đóng hộp sai cách
GĐXH - Sau một ngày ăn pate đóng hộp bảo quản không đúng cách, chàng trai 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mắt không cử động được, liệt tứ chi hoàn toàn.
VNN đưa tin, sáng 24/3, Trung tá, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa - Chủ nhiệm Khoa Nội Thần kinh (Bệnh viện Quân y 175, TPHCM) cho biết, trong 2 tháng qua, đơn vị đã điều trị cho một nam thanh niên 25 tuổi bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate đóng hộp bảo quản không đúng cách.
Trước đó, nam thanh niên nhập viện trong tình trạng sụp mi, mắt không cử động được, liệt tứ chi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sau khi mở nắp hộp pate để ăn, bệnh nhân để chỗ pate còn lại ở ngoài nhiệt độ phòng và tiếp tục sử dụng trong ngày hôm sau.

Độc tố botulinum ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nghĩa, việc để đồ ăn đóng hộp ở nhiệt độ phòng sau khi mở nắp đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây ngộ độc phát triển và sinh độc tố.
Đến thời điểm này, bệnh nhân đang dần hồi phục, có thể mở mắt, cử động trở lại, tay chân có lực hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần hỗ trợ thở máy.
Ngộ độc botulinum nguy hiểm thế nào?
Bác sĩ Nghĩa cho biết, botulinum là loại độc tố thần kinh cực mạnh do vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí - tức là môi trường kín, thiếu oxy như trong các loại thực phẩm đóng hộp, ủ chua, lên men... nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách. Độc tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người ngộ độc botulinum nặng thường phải thở máy trung bình 2 tháng hoặc hơn. Ngoài ra, người bệnh còn mất nhiều tháng để phục hồi, và có thể gặp biến chứng trong quá trình này.
Cần làm gì để phòng ngộ độc botulinum
Các triệu chứng ngộ độc botulinum có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc, điển hình là sụp mi, nhìn mờ, khô miệng, nói khó, nuốt khó, yếu cơ cấp tính lan từ mặt xuống tay chân, khó thở do liệt cơ hô hấp, có thể buồn nôn, đau bụng sau khi sử dụng thực phẩm.
Để phòng ngừa ngộ độc, người dân cần lưu ý, chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng và bao bì không bị phồng, móp hay rỉ sét.
Sau khi mở nắp, nếu không sử dụng hết, cần bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và dùng sớm. Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn, đặc biệt là các món thịt hộp, pate. Không để thực phẩm ngoài nhiệt độ phòng quá lâu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm; giữ vệ sinh trong suốt quá trình chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
Sử dụng đồ hộp sao cho đúng cách để phòng ngộ độc botulinum

Ảnh minh họa
Khi chọn mua đồ hộp, cần xem kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm, tránh mua phải các loại đồ hộp có hạn dưới 1 tháng. Không mua đồ hộp bị rách bao bì, hở, móp, méo hoặc tẩy xoá các thông tin cần thiết ghi trên sản phẩm.
- Đồ hộp khi đã mở nắp nên sử dụng thực phẩm đóng hộp trong ngày để tránh vi khuẩn bên ngoài tấn công vào thực phẩm. Nếu không dùng hết cần cho vào tủ lạnh. Không nên dùng thực phẩm đóng hộp đã mở nắp quá 24 giờ.
- Khi ăn đồ hộp cần đun sôi và nấu kĩ trước khi sử dụng, ngay cả khi thực phẩm đã được làm chín. Không nên hâm nóng đồ hộp ở nhiệt độ 70 - 80 độ C vì vỏ hộp kim loại khi gặp nóng sẽ chảy ra và ngấm vào thức ăn. Lúc này, bạn chỉ nên đổ đồ ăn ra ngoài và hâm nóng bằng nồi.
- Nên ăn kèm thịt hộp với rau, củ và trái cây tươi để cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcBệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông mắc bệnh gút thừa nhận: "Tôi uống rất nhiều loại thuốc chữa gút, từ thuốc nam gia truyền đến thuốc xách tay…". Chỉ trong 1 năm, cân nặng của anh từ 90 kg tăng lên 110 kg.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcHầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn có biết giải pháp hạ huyết áp không chỉ là ăn ít natri mà còn là ăn nhiều kali hơn.

Cách phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả, người Việt tuyệt đối không bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcChuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.