Lời cảnh tỉnh sau vụ bé gái 1 tuổi liệt mặt vì nằm quạt sai cách
GiadinhNet - Dù đã được cảnh báo về nguy cơ liệt mặt, méo miệng hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do các thói quen dùng quạt sai cách. Tuy nhiên, nhiều người, nhất là trẻ nhỏ vẫn gặp họa.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 đã tiếp nhận một bệnh nhi 1 tuổi nhập viện trong tình trạng bị méo mặt do ngủ quạt sai cách.
Theo lời kể của người nhà, buổi tối khi đi ngủ, bé N nằm đối diện với chiếc quạt điện, quạt thổi trực tiếp vào vùng mặt, đầu gáy. Ngày hôm sau, bé bị cảm, sổ mũi và được mẹ phát hiện miệng méo sang trái.

Bệnh nhi bị liệt mặt vì nằm quạt sai cách. Ảnh BVCC
Khi được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 để khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7. Bệnh nhi được điều trị với phương pháp xoa bóp, bấm huyệt vùng mặt trái và châm cứu trong 2 tuần. Hiện tình hình sức khỏe của bé cơ bản ổn định.
Theo BS CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, đây là ca điển hình vì cơ thể bé yếu, thời tiết giao mùa, gia đình để quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt, gáy gây ảnh hưởng dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay liệt mặt.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra tình trạng liệt mặt ngoại biên thường là phong hàn (gió lạnh), phong nhiệt (gió nóng) xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt.
Điều đáng nói, trước đó, dù đã được cảnh báo về nguy cơ liệt mặt, méo miệng do các thói quen dùng quạt, điều hòa sai cách. Tuy nhiên, nhiều người, nhất là trẻ nhỏ vẫn gặp họa.
Ngoài nguy cơ bị liệt mặt, méo miệng, theo các bác sĩ, nằm quạt sai cách khi ngủ còn khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp như: Viêm mũi, chảy nước mũi, cảm lạnh, đau họng, viêm phế quản, viêm phổi hoặc nguy cơ dẫn đến hen suyễn mạn tính.
Một số thói quen bật quạt khi ngủ có thể gây hại cho trẻ như:
Bật quạt thổi trực tiếp vào đầu, mặt trẻ
Các chuyên gia nhận định, đầu là nơi hội tụ và giao thoa của dương khí. Khi đầu trẻ bị lạnh, nó sẽ ảnh hưởng đến phần đầu cũng như toàn bộ dương khí của cơ thể. Mặt cũng như vậy, nó có 2 kinh mạch trên mặt không nên bị gió thổi.

Ảnh minh họa
Với trẻ nhỏ, cơ địa nhạy cảm, khi gió thổi thẳng vào 2 bộ phận này rất dễ gây co thắt mạch máu, thậm chí là tê liệt khuôn mặt. Điều này cũng có thể gây thiếu oxy lên não với các biểu hiện làm mặt tái nhợt, khó thở, yếu tay chân, chóng mặt, đổ mồ hôi khi di chuyển, giọng nói nhỏ...
Cho trẻ nằm quạt ngủ cả đêm
Cũng giống việc để gió từ quạt thổi thẳng vào đầu, mặt, để quạt với tốc độ gió lớn thổi thẳng vào người trẻ cả đêm sẽ làm mất hơi ẩm từ miệng và mũi trẻ, gây khô niêm mạc, dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp.
Không những thế, ban đêm nhiệt độ sẽ hạ xuống nên nếu để quạt suốt đêm, trẻ sẽ dễ bị lạnh và ốm.
Không lau mồ hôi cho trẻ trước khi nằm quạt
Trước khi đi ngủ, nếu trẻ nhỏ chạy nhảy, đổ mồ hôi nhiều mà bố mẹ cho trẻ ngồi trước quạt đang thổi mạnh hoặc cho trẻ đi ngủ luôn sẽ rất nguy hiểm. Bởi khi đó, các mạch máu đang giãn nở, nếu gặp lạnh sẽ làm quá trình bài tiết mồ hôi bị ngưng trệ, mạch máu co lại đột ngột, dễ dẫn tới cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.
Do đó, bố mẹ nên lau khô người cho con rồi mới cho ngồi quạt. Và nên điều chỉnh quạt ở mức gió nhẹ để làm mát từ từ cho trẻ.
Dùng quạt đúng cách
Để đảm bảo cho trẻ nằm ngủ quạt một cách an toàn, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ cần tuân thủ một số những nguyên tắc như sau:
- Cung cấp cho trẻ đủ lượng nước, giúp duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể, tránh mất nước khi nằm quạt quá lâu.
- Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, để bé nằm cùng hướng quạt, không đặt quạt thổi thẳng vào người trẻ (đặc biệt là đầu và mặt) tốt nhất là hướng quạt ra ngoài cửa để không không khí dễ lưu thông.
- Không bật quạt ở mức quá cao, mức độ gió phù hợp nhất cho trẻ nên là: 0,2-0,5 m/s (mức gió rất nhẹ, không gây nguy hại).
- Nên để quạt ở chế độ xoay, hoặc sử dụng thêm tấm lưới chắn để giảm sức gió. Cùng với đó, nên để chế độ hẹn giờ khi sử dụng quạt cho trẻ, tránh trường hợp bố mẹ ngủ quên, bé phải nằm quạt quá lâu.
- Hạn chế cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nằm quạt hơi nước, quạt phun sương vì hơi nước dễ làm trẻ mắc các bệnh đường hô hấp.

Người đàn ông khốn khổ vì bộ ngực quá khổ, thủ phạm là thứ quen mặt, nam giới thích mê
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgười đàn ông 60 tuổi nhưng lại có bộ ngực to như phụ nữ, điều này khiến bệnh nhân trở nên tự ti khi giao tiếp.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh
Sống khỏe - 3 giờ trướcBất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tưởng viêm họng gây khó nuốt nhưng không ngờ là ung thư thực quản
Sống khỏe - 4 giờ trướcUng thư thực quản có thể đến từ những thói quen nhỏ, ít người để ý trong cuộc sống hàng ngày.

Người bị gan nhiễm mỡ nên tích cực uống 6 loại nước này để thải độc cho gan
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Nước chanh, nước ép bưởi hay nước trà xanh... nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.

Báo động trầm cảm tuổi học đường: Học sinh đến khám và điều trị rối loạn tâm thần đang gia tăng
Sống khỏe - 7 giờ trướcTheo các chuyên gia, trầm cảm tuổi học đường là 1 vấn đề đáng quan tâm hiện nay và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất học sinh, đồng thời làm suy giảm chất lượng học tập và cuộc sống của trẻ.

Những thực phẩm tưởng mát nhưng lại gây nóng trong người
Sống khỏe - 8 giờ trướcMột số thực phẩm có thể gây nóng trong người, nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng những thực phẩm này giúp làm mát cơ thể trong những ngày hè nóng bức.

10 thói quen tưởng là tốt đang 'đánh cắp' sức khỏe của bạn!
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Nhiều người hàng ngày đang có những thói quen tai hại nhưng lại lầm tưởng là thói quen tốt hoặc không sao. Chính những thói quen này đang là tác nhân đánh cắp sức khoẻ của bạn.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ
Y tế - 9 giờ trướcMột tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

3 biến chứng nguy hiểm của cúm A: Cách phòng bệnh cần học thuộc trong lòng bàn tay
Sống khỏe - 10 giờ trướcTheo chuyên gia, khi thời tiết chuyển mùa, số ca mắc cúm A đang xu hướng gia tăng. Cúm A có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, phù não, thậm chí suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Cô bé 15 tuổi phát hiện bị ung thư xương, gia đình sốc nặng khi biết 'ngòi nổ' khiến bệnh bùng phát
Sống khỏe - 22 giờ trướcMắc ung thư xương khi mới 15 tuổi, cô bé đang có tương lai tươi sáng bỗng chốc như xuống “địa ngục” và nghị lực vượt qua căn bệnh đáng khâm phục.

Những thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm nhưng giàu canxi, không muốn mắc bệnh xương khớp hãy bổ sung vào thực đơn
Sống khỏeGĐXH - Theo các chuyên gia y tế, cách bổ sung canxi an toàn nhất, tốt nhất chính là từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.