Lời nguyện cầu số một của người “xông biển” đầu năm
GiadinhNet - Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, theo tục lệ, ngư dân lại ra biển làm lễ cầu ngư. Cầu ngư là mong được mùa biển, được ấm no. Cầu cho cá tôm đầy khoang sau mỗi chuyến ra khơi thì ai cũng biết. Thế nhưng, theo ngư dân, đó là lời nguyện thứ hai, còn lời nguyện cầu số một của họ là gì, hẳn không nhiều người biết…
Cầu ngư trước ngày “xông biển”
Những ngày đầu năm sau Tết Ất Mùi này nắng ấm, biển xanh ngắt tận chân trời, vỗ sóng hiền hòa. Bến Lạch Cờn (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An), không khí nhộn nhịp trở lại. Người dân làng biển ra vào tấp nập. Trên mỗi chiếc thuyền công suất lớn, ngư dân chỉnh trang lại lá cờ Tổ quốc, sửa soạn ngư cụ… chuẩn bị các nhu yếu cho chuyến bám biển dài ngày. Và, điều không thể thiếu đó là bà con chuẩn bị lễ cầu ngư. Chuẩn bị cho chuyến “xông biển” đầu năm, các chủ thuyền chọn những ngày chẵn. Với những chiếc thuyền nhỏ, đánh bắt gần bờ, có thể “xông biển” ngày mùng 4 Tết. Đối với thuyền to, máy lớn tham gia đánh bắt xa bờ, ngư dân thường chọn các ngày mùng 6, 8, hoặc mùng 10, 12 Âm lịch.
Vừa chỉnh trang lại bộ đèn chụp trên chiếc thuyền mang biển số NA94236TS, ngư dân Trần Văn Hải tự hào: “Thuyền của chúng tôi công suất 400CV, mua cách đây 3 năm, với giá hơn 3 tỷ đồng, chuyên đánh bắt xa bờ bằng lưới chụp. Năm ngoái đến tận 28 Tết, thuyền chúng tôi mới về đến lạch, hơn 5 tấn cá, bán hết ngay tại lạch, trừ chi phí, mỗi thuyền viên còn được gần 2 triệu đồng về trang trải ngày Tết cho gia đình. Mỗi chuyến ra khơi như vậy, phải sau 5 ngày mới về, nếu thuận lợi thuyền chúng tôi được trên dưới 5 tấn cá. Ngày tốt đã được chọn, nên chúng tôi chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo cho chuyến ra khơi đầu năm gặp nhiều may mắn, đánh bắt được nhiều tôm, cá”.
Trong dòng người tấp nập, chúng tôi gặp lão ngư Nguyễn Văn Đăng đang tay ôm, tay xách những thứ hậu cần từ nhà ra thuyền. Ông Đăng 73 tuổi đời, 50 năm tuổi nghề, trò chuyện: “Năm nào cũng vậy, Tết xong là chúng tôi tập trung ra bến, lên thuyền làm lễ cầu ngư đầu năm. Lễ cầu ngư của ngư dân nơi đây đơn giản thôi, mâm xôi gà, hoa quả, đặt lên thuyền rồi khấn nôm. Giản dị nhưng chu đáo, bởi đây là phong tục cha ông để lại, không thể thiếu được, ít nhiều đều phải có”.
Ông Đăng bảo nghề biển nhiều rủi ro trắc trở lắm. Hơn ai hết, với thâm niên nửa thế kỷ lênh đênh trên biển, ông thấu hiểu. Vợ chồng ông Đăng có 2 người con trai, cũng nối nghề bám biển đánh bắt hải sản như cha ông. Nghề đánh cá trên biển được gia đình ông kế thừa từ đời này sang đời khác. Trước đây cụ thân sinh ra ông Đăng cũng làm nghề đi biển và sau này, 6 anh em trai của ông Đăng đều đóng tàu riêng ra biển khơi đánh cá nối nghiệp cha.
Điều giản dị, cả ngàn năm vẫn nguyện!
Mong ước lớn nhất đầu năm của người đi biển thật đơn giản: Đó là “An lành”. Song mong ước ấy không hề đơn giản bởi những ngôi làng mặn nước này từng chứng kiến biết bao trai tráng ra đi không về. “Nghề đi biển, nguy hiểm luôn luôn rình rập. Ra khơi, những cơn bão bất ngờ luôn là nỗi ám ảnh thường trực của ngư dân. Đã bao lần, bão ập đến cướp đi sinh mệnh của nhiều người, hư hỏng tàu thuyền thì vô kể. Thời tiết, đặc biệt là trên biển, chẳng ai có thể đoán trước được”, anh Phan Ngọc Tuệ (ở cửa biển Lạch Quèn, Nghệ An) tâm sự.
Quả thực, bên cạnh nỗi lo cơm áo thường nhật thì ngư dân còn có trăm thứ phải lo: lo thời tiết mưa bão, lo không tìm được luồng cá, lo tàu khác đâm va phải, thậm chí là sự uy hiếp của tàu lạ và phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Người ta nói, “nghề đi biển hồn treo cột buồm”. Ngư dân luôn gắn phận mình với sóng, với gió ngoài biển khơi. Biển nuôi nấng, che chở cho họ với những mùa về tôm cá đầy khoang nhưng biển cũng lấy đi cuộc sống của không ít ngư dân. Đời người đi biển không chỉ đối mặt với nhiều tai ương, bão tố mà có thể bị tước đi sinh mạng bất kì lúc nào.
Câu chuyện về anh Nguyễn Tiến Dũng sinh năm 1974 là một ví dụ: Năm 2012, trong một chuyến đi biển cùng 6 người bạn tàu, anh bị rơi xuống biển và mất tích. Khi anh mất, con gái mới lọt lòng, gánh nặng gia đình đè nặng lên vai người vợ. Sau khi anh Dũng mất, vợ anh phải vào Nam làm thuê kiếm tiền nuôi con. Nhưng từ ngày bố chồng bị bệnh ung thư thì chị phải quay về, vừa đi làm vừa chăm sóc bố chồng.
Nghề đi biển là vậy, luôn ẩn chứa những bất trắc phía trước. Nhiều người không bị sóng to, bão lớn, không bị chèn ép vây hãm vẫn chẳng thoát khỏi “cửa tử” vô cùng khó tin trên biển. Đó là trường hợp năm 2013, anh T (sinh năm 1977) cùng với hai người trong làng đi đánh bắt cá ở vùng biển cách bờ 16 hải lý đã bị... sét đánh. Anh T bị rớt xuống biển phải 4 ngày sau mới tìm thấy thi thể. Hai người đi cùng anh may mắn thoát chết. Chị L (vợ anh) buồn bã sinh ra thường xuyên bị đau ốm, cuộc sống gia đình chỉ phụ thuộc vào chồng nhưng khi chồng mất chị phải cố gắng đi làm để nuôi 4 đứa con, ai thuê gì làm nấy.
Những ngư dân mất đi không chỉ để lại nỗi đau tinh thần cho những người thân mà đôi vai gầy của người phụ nữ lại nặng trĩu hơn khi phải thay chồng làm trụ cột trong gia đình.
Dẫu biết mỗi chuyến đi biển là một hành trình chất chứa nhiều rủi ro với vô vàn hiểm nguy ngoài khơi rình rập, đe dọa sinh mạng, nhưng họ vẫn đi, vẫn cầu ngư đầu năm. Cả trăm năm nay vẫn vậy, cả ngàn năm nay chẳng khác. Lời nguyện cầu số một muôn đời của người dân đi biển vẫn là hai chữ đơn giản nhưng cũng vô cùng khó khăn: An lành! Những chuyến "xông biển" đầu năm càng cần điều đó, bởi nó là liều "đô-ping" cho cả mùa đi biển mấy trăm ngày đang mở ra trước mắt!
Hà Phương
Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước
Pháp luật - 37 phút trướcGĐXH – Chỉ vì mâu thuẫn lặt vặt trong gia đình, một người mẹ trẻ đã nhẫn tâm ném con ruột mới hơn 3 tháng tuổi xuống mương nước...
Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước
Pháp luật - 45 phút trướcMâu thuẫn với chồng và gia đình, Lê Thị Ngọc Huyền đem con mới chỉ 3 tháng tuổi ném xuống mương nước gần nhà. Thi thể cháu bé được người thân tìm thấy ngay sau đó.
Dự báo thời điểm không khí lạnh mạnh xuất hiện gây rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, khoảng chiều tối và đêm 25/11, khu vực Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ.
Tin sáng 24/11: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, rét đậm dưới 10 độ; lương hưu cao nhất và thấp nhất hiện nay là bao nhiêu?
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta với nhiệt độ thấp nhất khoảng 16-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ; người lãnh lương hưu cao nhất mỗi tháng hơn 140 triệu đồng, người nhận mức lương thấp nhất là 2,34 triệu đồng/tháng.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 1 giờ trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể ông P. cách vị trí đôi dép mà ông để lại bên bờ sông Nậm Mộ khoảng 300m.
Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này biết mình nên làm gì và không nên làm gì vào những hoàn cảnh khác biệt, nhờ vậy mà họ có khả năng làm vừa lòng mọi người và thăng tiến vô cùng nhanh chóng.
Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn
Xã hội - 12 giờ trướcNgôi nhà 8 tầng ở phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, 7 người mắc kẹt bên trong đã được Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn thoát nạn an toàn.
Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đầu tháng 9/2024, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hoá) sửng sốt khi biết gia đình chị L vừa bị kẻ gian đào trộm mộ, lấy đi một phần hài cốt của bố chồng chị này. Vụ việc không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến nhiều người bị ám ảnh, kinh hãi.
Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy
Pháp luật - 12 giờ trướcKhi đang đi nhặt ve chai ven bờ biển Quảng Ngãi, ông Hùng phát hiện túi nylon chứa 1.500 viên nén màu trắng, ông nghi là ma túy nên báo tin cho đồn biên phòng.
Hàng trăm người dân đua nhau ra cào 'lộc biển'
Xã hộiGĐXH - Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của sóng lớn trong mùa biển động, hàng chục tấn dắt dạt vào bờ biển xã Diễn Kim. Đây là hiện tượng lần đầu xuất hiện ở đây, hàng trăm người dân đua nhau ra cào, vớt "lộc biển".