Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lũ lên, hàng lậu... “xuống”

Thứ ba, 06:45 27/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Tại các vùng tiếp giáp biên giới, những đối tượng đầu nậu tổ chức canh đường, theo dõi di chuyển của các lực lượng chức năng tập hợp các "mắt xích" vận chuyển để tạo thành đường dây "đánh hàng" xuyên suốt.

Lũ lên, hàng lậu... “xuống” - Ảnh 1.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Hữu kiểm đếm tang vật vụ buôn lậu vừa bắt giữ. Ảnh: Bộ đội Biên Phòng An Giang

Thả trôi hàng lậu theo dòng nước lũ

Chiều 23/10, tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn, tổ công tác chống buôn lậu của Đồn Biên phòng Phú Hữu (Bộ đội Biên Phòng An Giang) phát hiện nhiều bao tải được tập kết ở khu vực bãi bồi thuộc ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú. Qua kiểm tra, bên trong các bao tải chứa 1 tấn quần áo, 340 cái mũ, 500 đôi giày dép (đã qua sử dụng); 150kg lưới cước Thái Lan.

Theo thống kê từ đầu tháng 10 đến nay, Bộ đội Biên Phòng An Giang đã bắt giữ 14 vụ buôn lậu, hàng hóa chủ yếu là mỹ phẩm, thuốc lá điếu, đường cát, hàng điện tử đã qua sử dụng... Điều đáng chú ý là thủ đoạn thả trôi hàng lậu theo dòng nước lũ được các đối tượng lợi dụng để qua mặt lực lượng chức năng. Do nước lũ đang dâng cao, lượng mưa lớn nên công tác chống buôn lậu của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn.

Khi chuyển hàng hoá lên bờ, cánh đầu nậu thuê người sử dụng xe máy chở số lượng lớn hàng lậu thuốc lá vẫn còn nguyên nhãn mác. Cung đường vận chuyển hàng lậu ở đây khá đặc biệt vì các xe phải chạy trên bờ ruộng chưa đầy nửa mét. Những người vận chuyển thuê như làm xiếc trên cánh đồng, họ đánh võng liên hồi ở những đoạn đê quanh co, khúc khuỷu. Nhưng khi vừa tiếp cận được con đường nhựa nhỏ phẳng lì trong nội địa, những kẻ vận chuyển này lập tức tăng tốc và sẵn sàng đe dọa bất cứ ai lạ mặt xuất hiện.

Còn tại địa bàn phía Bắc đảo Phú Quốc (Kiên Giang), với điều kiện địa hình tự nhiên của tỉnh có nhiều kênh rạch, khu vực biển liền kề giáp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, các đối tượng đã vận chuyển hàng cấm, hàng lậu qua biên giới tuồn vào nội địa bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Mặt khác, ở đảo Phú Quốc, các đối tượng lợi dụng chính sách thông thoáng, thuận lợi về thủ tục quản lý xuất, nhập cảnh để trà trộn hàng cấm chung với hành lý. Để tránh bị phát hiện, các đối tượng buôn lậu luôn cử người theo dõi hoạt động của lực lượng chống buôn lậu ngay tại đồn, trạm biên phòng để thông báo cho nhau đối phó, né tránh và thay đổi địa điểm. Khi bị bắt giữ, các đối tượng thường lôi kéo người thân, phụ nữ, thanh niên để ngăn cản, giành giật lại hàng...

Thông tin về tình hình buôn lậu ở biên giới Tây Nam, ông Vũ Hùng Sơn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: Tại các vùng tiếp giáp biên giới Campuchia, các đối tượng đầu nậu thường dùng kho tàng, bến bãi, tập kết hàng hóa sát hai bên biên giới để vận chuyển trái phép hàng hóa; sử dụng xe gắn máy hoặc xuồng máy có công suất lớn chạy tốc độ cao để giấu hàng, nên việc bắt giữ không dễ.

"Hàng hóa nhập lậu thường được các đối tượng buôn lậu vận chuyển vào chiều tối, nửa đêm, sáng sớm, bằng cách chia nhỏ hàng hóa; thuê người canh dò đường; theo dõi di chuyển của các lực lượng chức năng 24/24 giờ. Các đối tượng có sự cấu kết, thỏa thuận, tổ chức chặt chẽ, từ đối tượng đầu nậu, canh đường, theo dõi đến người tham gia vận chuyển, tạo thành đường dây xuyên suốt, có tổ chức. Phần lớn hàng hóa buôn lậu là: Thuốc lá ngoại, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, xăng dầu, rượu bia, nước ngọt, phân bón, mỹ phầm, thực phẩm chức năng… Đặc biệt, mặt hàng lợn thịt, lợn giống có chiều hướng gia tăng phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, khó kiểm soát", ông Vũ Hùng Sơn cho hay.

Cuối năm tình trạng buôn lậu lại "nóng" trở lại

Lũ lên, hàng lậu... “xuống” - Ảnh 2.

Dịp cuối năm, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đang dần “nóng” trở lại.

Thời gian qua, khi dịch COVID-19 bước đầu được kiểm soát, cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới" thì tại các tuyến biên giới trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng Điện Biên… tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển hàng cấm lại có xu hướng tăng trở lại với chiều hướng thay đổi phương thức, mặt hàng, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Điển hình vụ Bộ đội Biên phòng và Hải quan Cao Bằng phát hiện và thu giữ gần 700.000 chiếc khẩu trang y tế không có hóa đơn chứng từ và vụ đối tượng buôn lậu manh động, chống trả lực lượng chức năng khiến một chiến sĩ Công an ở Bắc Giang hy sinh.

Tại cột mốc 1089 khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nóng mà các đối tượng vận chuyển hàng lậu thường xuyên đi qua, trước sự truy quét gắt gao của các lực lượng chức năng, như lập chốt kiểm soát tại đường biên, làm hàng rào đến nay không còn cảnh hàng đoàn người cheo leo vách đá mang vác hàng lậu. Giờ đây, các đầu nậu lớn đã chuyển sang hình thức tinh vi và khó xử lý hơn rất nhiều, thậm chí còn tổ chức buôn lậu qua đường "chính ngạch".

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, với thủ đoạn tinh vi, hàng hóa sau khi đã thẩm lậu qua biên giới được các đầu nậu thu gom và hợp thức hóa bằng những hóa đơn mua bán với giá trị hàng hóa đã được khai giảm xuống hàng chục lần. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại thông qua hình thức khai giảm giá trị hàng hóa nhưng không xử lý được vì các chủ hàng đều có hóa đơn hợp lệ. Như đã thành quy ước chung, tất cả các hàng hóa may mặc đều có giá chung ghi trên hóa đơn trị giá 10 nghìn đồng/sản phẩm. Điều này, không đúng với giá trị thật của sản phẩm gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm đối với sản phẩm ghi sai giá. Cũng với thủ đoạn hợp thức hóa bằng hóa đơn chứng từ, hàng lậu khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xác định là hàng lậu sản xuất tại nước ngoài cũng không thể thu giữ mà chỉ có thể xử lý theo quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với mức xử phạt bằng đúng giá trị số hàng hóa đó, trong khi giá trị hàng hóa đã bị khai giảm xuống hàng chục lần.

Cùng với việc hợp thức hóa hàng lậu, hàng giả, việc vận chuyển hàng hóa vào sâu thị trường trong nước một cách bài bản, có tổ chức chặt chẽ thì tình trạng gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng đang là vấn đề nóng hiện nay. Nhiều lô hàng, cơ sở nhập khẩu trong nước thuê các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất với những nhãn mác "dán tạm" ghi rõ là sản xuất tại nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi thông quan, hàng hóa được đưa về các kho bãi trong nước và dán nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc nước thứ ba, sau đó đưa đi tiêu thụ. Hành vi gian lận nhãn mác hàng hóa nêu trên chỉ có thể bị xử lý khi các lực lượng chức năng bắt quả tang nhưng điều này rất khó khăn. Còn khi việc thay đổi nhãn mác đã hoàn thành, những lô hàng này được phù phép bằng những hóa đơn mua bán hàng hóa thông thường và đưa đi tiêu thụ thì các cơ quan chức năng rất khó xử lý.

Đánh đúng, đánh trúng, không chạy theo sự vụ

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm, ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chức năng cần nâng cao năng lực để nhận diện phương thức, thủ đoạn mới của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả.

Trên cơ sở đó, phát hiện đối tượng chủ mưu, cầm đầu để đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá hiệu quả các đường dây, ổ nhóm tội phạm, không chạy theo sự vụ. Đặc biệt, phải xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách; điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 13 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top