Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lười ăn rau, ít vật động, cô gái 18 tuổi phải lên bàn mổ: Lời cảnh báo cho nhiều người trẻ

Thứ bảy, 12:22 24/04/2021 | Sống khỏe

Đi đại tiện đau rát, ra máu, ngồi khó khăn, N.T.D.L (18 tuổi, ở Bắc Ninh) đi khám và được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật do búi trĩ sa lồi ra ngoài.

Cách đây 3 năm, L đã được chẩn đoán mắc bệnh trĩ nhưng do không ảnh hưởng tới sức khỏe nên chủ quan. Gần đây, búi trĩ sa lồi ra ngoài và khiến L gặp bất tiện trong sinh hoạt như đi đại tiện đau rát, ra máu, vận động đi lại và ngồi khó khăn hơn. Lúc đó, L mới quyết định đi khám.

Kết quả khám cho thấy L bị trĩ hỗn hợp độ 3, nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân được chỉ định điều trị cắt trĩ bằng phương pháp Longo.

 Lười ăn rau, ít vật động, cô gái 18 tuổi phải lên bàn mổ: Lời cảnh báo cho nhiều người trẻ - Ảnh 1.

Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành phẫu thuật, ảnh BSCC.

BSCKII. Nguyễn Văn Thưởng - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BVĐK Medlatec cho hay, bệnh trĩ thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, hoặc nam giới uống rượu bia nhiều. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa.

Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu vận động và ăn uống thiếu khoa học của người trẻ : ăn ít rau củ quả dẫn tới thiếu chất xơ, gây táo bón; nếp sống sinh hoạt thất thường như thức khuya, ngồi máy tính nhiều cũng có thể dẫn đến trĩ.

[Đọc thêm: Những hậu quả 'nghiêm trọng và lâu dài' khi bạn không ăn đủ chất xơ ]

Để tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người trẻ, bác sĩ Thưởng khuyên mọi người nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý; uống đủ nước, ăn rau, củ quả; hạn chế ngồi nhiều, hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại; cần vận động hàng ngày, vận động thường xuyên.

Triệu chứng phát hiện sớm bệnh là: đi ngoài ra máu, có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn; đau rát hậu môn trong và sau khi đi vệ sinh và khi ngồi; đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Khi thấy những dấu hiệu này, người dân nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ gây phiền toái rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc đi lại hay ngồi đều khó khăn. Nhất là ở thể nặng khi búi trĩ bị tổn thương, nhiễm trùng có thể chảy máu liên tục, sa nghẹt búi trĩ, xuất hiện dịch nhầy, mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh không chỉ đau mà còn không thoải mái và mất tự tin trong sinh hoạt.

Ở cấp độ nặng, người bệnh có thể chảy máu rất nhiều khi đại tiện, ra máu thường xuyên. Cơ thể bị mất máu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp búi trĩ bị viêm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, búi trĩ bị viêm loét, hoại tử, rò rỉ hậu môn không kiểm soát ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại

- Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trong hậu môn, bên ngoài không nhìn thấy được.

- Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở dưới đường lược, xuất phát từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới) và lòi ra bên ngoài hậu môn giống như một đoạn thịt thừa có thể sờ tay thấy.

- Phối hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại gọi là trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội được chia làm 4 độ:

- Độ I: Trĩ không sa ra ngoài, thỉnh thoảng đại tiện máu.

- Độ II: Trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện.

- Độ III: Trĩ sa ra ngoài, tự co lên sau một hồi hoặc phải dùng tay để đẩy lại vào trong.

- Độ IV: Trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể tự đẩy lại vào trong.

Theo BS Thưởng, bệnh trĩ ở mức độ nhẹ như độ 1, độ 2 thì bác sĩ thường kê đơn điều trị nội khoa và hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì sẽ ổn định được tình trạng trĩ.

Bác sĩ Thưởng khuyến cáo, do tâm lý chủ quan và e ngại, hầu hết bệnh nhân trĩ đến khám và điều trị khi xuất hiện triệu chứng bệnh nặng. Bệnh trĩ càng chữa trị sớm thì càng nhanh khỏi, việc điều trị càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm chi phí điều trị.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 16 giờ trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đậu xanh không chỉ giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường mà còn tốt cho người thừa cân, béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch...

Top