Lý do khiến Hà Tăng, Lan Ngọc dù xinh đẹp nhưng cơ thể luôn gầy gò chính là căn bệnh quen thuộc này, "thủ phạm" gây bệnh ở cạnh bạn mà không biết
Không ít lần, 2 nàng "ngọc nữ" này khiến người hâm mộ phải lo lắng vì cơ thể quá gầy, thiếu sức sống.
Căn bệnh khiến 2 nàng "ngọc nữ" liên tục bị chê gầy gò, xanh xao
Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã khiến khán giả bất ngờ khi tiết lộ mình từng phải điều trị ung thư cổ tử cung . Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng trước đó nữ diễn viên cũng từng tiết lộ bản thân mắc bệnh viêm loét dạ dày nặng vì nhịn ăn và uống nhiều nước ngọt. Đây cũng là lý do vì sao cô luôn có thân hình gầy gò, xanh xao.


Ninh Dương Lan Ngọc nhiều lần khiến người hâm mộ lo lắng với thân hình quá gầy.
Ngay cả biểu tượng nhan sắc như Tăng Thanh Hà cũng thường xuyên bị khán giả kêu ca vì vóc dáng mảnh mai, thanh mảnh quá mức. Lần hiếm hoi cô lên tiếng về sức khỏe của mình đó là khi đang tham dự show thời trang của NTK La Phạm vào cuối năm 2019, cô chia sẻ mình đang bị mắc bệnh dạ dày , ảnh hưởng đến chuyện ăn uống nên cân nặng giảm sút.


Tăng Thanh Hà cũng thường xuyên bị khán giả kêu ca vì vóc dáng mảnh mai, thanh mảnh quá mức
Từ trường hợp của Hà Tăng và Lan Ngọc có thể thấy bệnh dạ dày không đơn thuần là bệnh vặt như chúng ta nghĩ. Dạ dày là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn, và thúc đẩy sự tiêu hóa ở ruột non, vì thế nếu cơ quan này mắc bệnh thì dinh dưỡng sẽ không được hấp thụ đầy đủ.
Ở Việt Nam, bệnh nhân mắc dạ dày có ở mọi lứa tuổi. Thậm chí, số liệu của Hội khoa học Tiêu hóa còn cho thấy 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
7 "thủ phạm" gây bệnh dạ dày có mặt xung quanh cuộc sống
1. Ăn quá nhiều và quá nhanh
Theo trang blog sức khỏe tên là Zonia, thói quen ăn quá no, nuốt quá nhanh chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày. Khi dạ dày của bạn chứa quá nhiều thực phẩm, nó sẽ phải hoạt động "quá công suất" để phân hủy mọi thứ. Ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu, trào ngược axit dạ dày, gây đầy hơi, đau bụng.
Ngoài ra, thói quen ăn nhanh cũng khiến cho thức ăn không được nghiền nát ở khoang miệng, sẽ tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày.
2. Chế độ ăn quá mặn
Nhiều người nghĩ rằng đồ chua sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày nhưng thực ra đồ ăn nhiều muối còn hại cho dạ dày hơn cả. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
3. Nhiễm vi khuẩn HP
Theo Viện dinh dưỡng, vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh ung thư dạ dày do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa. Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này.
Không phải tất cả bệnh nhân ung thư dạ dày đều là do vi khuẩn HP, nhưng những người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng bị ung thư cao hơn. Loại vi khuẩn này thường lây qua đường ăn uống chung đụng, không vệ sinh.
4. Uống thuốc giảm đau không theo chỉ định bác sĩ
Theo chuyên gia sức khỏe tiêu hóa, Kelly Page trả lời trên trang Bustle: Mặc dù các loại thuốc giảm đau rất tiện dụng nhưng việc lạm dụng chúng thường xuyên có thể phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày của bạn.
Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Theo các chuyên gia, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết thì bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
5. Làm việc quá sức
Lao động quá sức không chỉ khiến đầu óc bạn mệt mỏi mà còn khiến sức đề kháng suy giảm. Cũng từ đó mà chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu, khiến cơ quan này dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết. Khi dạ dày bị dư axít, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại và gây ra tình trạng đau dạ dày.
6. Sử dụng nhiều bia rượu
Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ lâu đã xếp rượu và các loại đồ uống có cồn vào danh sách những thực phẩm gây ung thư dạ dày. Các thức uống chứa cồn có thể ức chế quá trình tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác, loại đồ uống này kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn, làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
7. Luôn giữ tâm trạng căng thẳng
Cũng giống như làm việc quá sức, khi bạn bị căng thẳng thần kinh thì sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo, làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Theo Trí thức trẻ

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 3 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 7 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 16 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.