Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mã thầy chữa viêm đường hô hấp

Thứ tư, 13:14 18/03/2009 | Sống khỏe

Mã thầy (rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng), chanh tươi (gọt bớt vỏ xanh, bổ đôi) mỗi thứ 100 g, cho vào nồi cũng với 1 lít nước đun sôi để nguội rồi sắc uống. Thuốc có công dụng sinh tân dịch, giải khát, an thai, chữa viêm đường hô hấp trên và cao huyết áp.

 

Củ mã thầy.

Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước, to bằng củ hành, bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen. Tên khoa học là Heleocharis dulcis (Burm.f.). Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như củ năn, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô...

Củ mã thầy chứa puchiin, một chất có tính kháng khuẩn. Điều này giải thích tại sao dịch ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli...

Mã thầy được nói đến rất sớm trong các y thư cổ nhưBiệt lục, Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Bản thảo cầu chân... Mã thầy vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, lương huyết giải độc, hóa đàm, tiêu tích, lợi niệu, tiêu thũng, minh mục, chỉ huyết... Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao mất nước, vàng da, tiểu ra máu do huyết nhiệt, trĩ, đại tiện ra máu do trĩ hoặc lỵ, sỏi đường tiết niệu, đau mắt đỏ, viêm phế quản, viêm họng... do đàm nhiệt, mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt độc, mụn cóc...

Chẳng hạn, nước ép mã thầy, lê, rễ lau, mạch môn và ngó sen có thể hỗ trợ trị liệu bệnh nhiễm trùng có sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi. Mã thầy sắc uống thay trà giúp chữa vàng da và tiểu tiện bất lợi. Mã thầy ngâm rượu uống có thể chữa đại tiện ra máu tươi và chứng đầy bụng. Nước ép mã thầy tươi chữa viêm hầu họng; bột mã thầy sao tồn tính bôi vào nơi tổn thương giúp chữa viêm loét miệng...

Một số cách dùng cụ thể:

- Mã thầy 500 g, đường phèn 250 g. Mã thầy rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng rồi ép lấy nước (nếu có máy ép là tốt nhất), lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, nhuận phế, dùng làm đồ uống giải khát có tính mát bổ và chữa các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản...

- Mã thầy 500 g, mật ong 500 g. Mã thầy rửa sạch, nghiền nát, ép lấy nước rồi hòa mật ong để uống. Công dụng: Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận phế, dùng làm đồ uống bổ mát và phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp.

- Mã thầy 200 g, đường phèn 80 g, mía 350 g, cà rốt 200 g. Mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước muối một lát rồi lại rửa sạch; mía róc vỏ, chặt khúc, ngâm qua nước muối; cà rốt rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi đun trong 30 phút với lượng nước vừa đủ, để nguội, uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu tích hóa thực, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, hạ áp, dùng rất tốt cho những người bị viêm đường tiết niệu, viêm họng, tiểu tiện bất lợi, viêm thận mạn tính, cao huyết áp, say rượu...

- Mã thầy 200 g, đường phèn 150 g, hoài sơn, hạt sen, khiếm thực, sa sâm, ngọc trúc, bách hợp, ý dĩ và long nhãn mỗi thứ 25 g. Tất cả đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong 60 phút, để nguội uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, sinh tân, lương huyết, giải độc, hóa đàm, tiêu tích, mát gan, sáng mắt, dùng làm đồ uống trong mùa hè rất tốt.

- Mã thầy 10 củ, hải đới 25 g, râu ngô 25 g. Mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, đem sắc cùng hải đới và râu ngô, uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, giáng áp, dùng làm đồ uống để phòng chống cao huyết áp.

- Mã thầy lượng vừa đủ, dạ dày lợn 1 cái. Mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn; dạ dày lợn làm sạch rồi cho mã thầy vào trong, buộc kín miệng, đem hầm chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ, tiêu tích, dùng cho người ăn kém, chậm tiêu, hay đầy chướng bụng.

Vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng: sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu.
 
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 27 phút trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 31 phút trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 2 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 2 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 15 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 20 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Top