Mâm cỗ cúng Giao thừa Tết Giáp Thìn 2024 cần những gì?
GĐXH - Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, Giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.
Ý nghĩa tục lệ cúng Giao thừa
Cúng Giao thừa là lễ cúng quan trọng nhất để chuyển giao năm cũ và năm mới, nên mâm cỗ cúng Giao thừa cần được chuẩn bị chu đáo, trang trọng.
Giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao thời giữa hai năm cũ mới có lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Lễ Trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ được cử hành vào thời điểm giao thừa nên còn mang tên là lễ Giao thừa.
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Mâm lễ cúng Giao thừa được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Do bàn giao việc cũ, tiếp quản công việc năm mới diễn ra trong không khí khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng, hoặc chỉ kịp chứng kiến tấm lòng thành của chủ nhà. Vì thế, ngày Tết trên bàn thờ mỗi gia đình phải luôn có bình hương, đèn dầu và hai ngọn nến thắp sáng.
Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, Giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời.
Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời
Mâm cúng ngoài trời phải đặt ở nơi sạch sẽ, trên mâm có một bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu.
Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng Giao thừa, gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm chiếc mũ của Ðại vương Hành khiển. Tùy phong tục tập quán của mỗi nơi mà mâm lễ cúng Giao thừa có thể là cỗ chay hay mặn.
Gia chủ chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm những lễ vật sau:
- Mâm ngũ quả
- Nhang (nên là 3 cây nhang to)
- HoaĐèn/nến
- Trầu cau
- Muối gạo
- Trà rượu
- Quần áo mũ nón thần linh
- Thủ lợn luộc
- Gà trống luộc
- Xôi
- Bánh chưng
Trong đó, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến con gà trống luộc. Nên chọn gà trống mới bắt đầu tập gáy, chưa đạp mái, khỏe mạnh, mỏ vàng, mào cờ, chân gà màu vàng. Nếu không có nhiều điều kiện thì chuẩn bị đơn giản, chỉ cần thể hiện lòng thành đối với các bậc thần linh, ông bà gia tiên.
Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau:
- Miền Bắc: Mâm cỗ thường tính theo bát, đĩa gồm 4 bát, 4 đĩa, nếu cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Đĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.
- Miền Trung : Trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram. Mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.
- Miền Nam: Mâm cúng thường đơn giản hơn, chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, gia chủ sẽ làm lễ thành tâm cầu xin một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình mình.
Sau khi cúng Giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao thừa trong nhà để cúng Thổ công và tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.
Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà
Lễ cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà tương tự như lễ cúng Giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn.
Mâm cỗ cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và tuỳ vào từng gia đình mà chuẩn bị các món khác nhau. Thông thường là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc và bát canh măng.

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà.
Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà có thể là mâm lễ mặn hoặc ngọt tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
- Mâm lễ mặn gồm: Bánh chưng, giò, chả, xôi, thịt gà… và một số món ăn khác theo nhu cầu và điều kiện mỗi gia đình.
- Mâm lễ chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết; rượu/bia, các món chay và các loại đồ uống khác.
Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng Giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng. Nếu như miền Bắc mâm cỗ rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.
Khi sắp xếp các vật phẩm trên bàn cúng, gia chủ và các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm, lịch sự trước bàn thờ. Đầu tiên cần khấn thần Thổ - vị thần có nhiệm vụ cai quản trong nhà, xin phép cho tổ tiên, ông bà được về ăn Tết cùng gia đình.
Tiếp theo, gia chủ khấn xin tổ tiên, mong ông bà phù hộ cho các thành viên trong gia đình năm mới được bình an, sức khỏe dồi dào.
Khi cúng Giao thừa, tất cả các thành viên trong gia đình phải có mặt đông đủ, đứng trang nghiêm trước bàn thờ, chắp tay và khấn tổ tiên.
Gà cúng Giao thừa nên đặt vị trí thế nào cho đúng?
Trong quan niệm dân gian, gà trống được coi trọng và trở thành vật phẩm cúng cầu mong điềm lành cho năm mới.
Phần lớn người dân thường cầu kỳ từ lúc chọn gà cúng. Đó là gà trống thiến hoa mơ, loại gà khoẻ mạnh, uy nghiêm để cúng. Sau đó, khi luộc gà bày cỗ cúng thì đặt theo hướng thuận.

Khi cúng Giao thừa ngoài trời, gà cúng đặt đầu hướng ra đường để đón quan Tân niên Hành khiển của năm mới và tiễn quan Hành khiển năm cũ.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, gà cúng đặt trên bàn thờ cần có cách đặt hợp lý. Phần lớn, mọi người sẽ đặt gà quay đầu vào trong, hướng về phía bát hương với tư thế oai nghiêm, miệng gà ngậm bông hồng đỏ, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.
Tư thế chuẩn của gà cúng gọi là "Chầu phục". Không nên đặt gà quay đầu ra, vì theo quan niệm đó là tư thế không thuận. Đặt gà quay đầu ra ngoài tuy đẹp nhưng phần phao câu lại quay vào án thờ, đó là sai cách. Đặt gà quay vào trong thì phao câu chổng ra ngoài cũng mất mỹ quan. Bởi vậy, khi đặt gà cúng, nên đặt chéo khoảng 30 - 45 độ, đầu gà hướng về bàn thờ là đẹp nhất.

Lưu ý khi đặt gà cúng Giao thừa
- Gà cúng nên để nguyên con sẽ đẹp và nghiêm cẩn nhất. Bởi vậy, chọn gà trống thiến là hợp lý.
- Không nên bày gà chặt miếng, vừa không đẹp mắt, lại giảm bớt phần trang nghiêm.
- Miệng gà cúng nên đặt ngậm bông hồng đỏ để cầu sung túc, may mắn. Tránh dùng hồng trắng hoặc vàng.

Người Nhật ăn loại rau này hàng ngày để trường thọ, bạn có đang bỏ qua?
Ăn - 2 giờ trướcGĐXH - Khi nói về bí quyết sống thọ, người Nhật luôn nằm trong top đầu thế giới nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và rất nhiều rau xanh.

Vì sao xào thịt bò để lửa nhỏ dễ bị dai?
Ăn - 2 giờ trướcMón thịt bò xào rất dễ bị dai, và một trong những bí quyết quan trọng là lửa phải lớn; vậy vì sao xào thịt bò để lửa nhỏ dễ bị dai?

Mực cuốn rau muống - món ăn hot trend gây tranh cãi, ăn thế nào mới đúng?
Ăn - 7 giờ trướcGĐXH - Món mực cuốn rau muống thu hút hàng triệu view trên mạng xã hội nhưng bị cho là dễ gây ngộ độc.

Món đặc sản Phú Yên khiến du khách 'giật mình', nhưng nếu biết cách nấu thì cả nhà đều "nghiện"
Ăn - 8 giờ trướcBạn đã ăn thử món đặc sản nổi tiếng ở Phú Yên chưa?

Cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh
Ăn - 10 giờ trướcGĐXH - Tủ lạnh là vật dụng để bảo quản thực phẩm và rau củ quả thiết yếu mà hầu như gia đình nào cũng có. Và dưới đây là cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh mà vẫn tươi ngon.

Loại rau giúp giải nhiệt, làm mát gan, ăn vào thấy nhẹ người, dễ chịu
Ẩm thực 360 - 1 ngày trướcGĐXH - Vào những ngày nắng nóng hay sau một thời gian ăn uống không điều độ, cơ thể thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, nóng trong. Thay vì tìm đến những loại nước giải độc đóng chai không rõ nguồn gốc, một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày lại có thể giúp bạn thanh lọc cơ thể tự nhiên, dịu gan, mát ruột.

Mỹ nhân U40 đẹp không tì vết nhờ thực đơn 'ngon - bổ - rẻ' nấu trong 30 phút này
Ăn - 1 ngày trướcVậy thực đơn này có tác dụng gì đối với việc giảm cân của cô dâu tháng 5 tới đây?

Gen Z Hà Nội gợi ý 25 hộp cơm mang đi làm, vừa ngon vừa dễ nấu
Ăn - 1 ngày trướcNhững hộp cơm mang đi làm của cô gái Hà Nội không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà còn dễ dàng thực hiện, khiến cộng đồng mạng "thả tim" không ngừng.

Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon
Ăn - 2 ngày trướcHôm nay chúng ta sẽ thêm 1 công thức món hấp vào danh sách thực đơn của bạn. Thành phẩm món ăn sau khi hoàn thành vừa giòn tươi, mềm, ngọt không chê vào đâu được.

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
Ăn - 2 ngày trướcGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
ĂnGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.