Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mánh 'vặt tiền' khách hàng do chính thợ điều hòa tiết lộ

Thứ tư, 13:50 10/05/2017 | Sản phẩm - Dịch vụ

Bảo dưỡng, sửa chữa hay lắp đặt điều hòa, khách hàng bao giờ cũng phải trả tiền công cho thợ. Thế nhưng, trên thực tế, ngoài tiền công được nhận, thợ điều hòa còn “vặt” được hàng triệu đồng nhờ những mánh khóe riêng của mình.

Anh Nguyễn Văn Sâm, chủ cửa hàng bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt điều hòa với gần 20 năm kinh nghiệm ở Hà Đông (Hà Nội) tiết lộ, mức độ vặt tiền ít hay nhiều là tùy thuộc vào mỗi thợ, nhưng có điều chắc chắn rằng, dù đi bảo dưỡng, lắp đặt hay sửa chữa thì thợ điều hòa đều có các mánh để “vặt tiền” của khách .

Thứ nhất, vặt tiền khi lắp đặt

Anh Sâm cho biết, lắp đặt điều hòa tuy mất nhiều thời gian và công sức nhưng với thợ điều hòa, công việc này ngoài tiền công được trả cao thì thợ cũng dễ dàng “vặt tiền” của khách nhiều nhất.

Đơn cử, sau khi lắp đặt xong, thợ điều hòa sẽ ngồi kê ra danh sách một loạt khoản tiền khách cần thanh toán. Trong đó, tiền công từ 250.000-400.000 đồng khách đương nhiên phải trả và là khoản cố định. Còn những khoản khác, khách thường tự hiểu đó là tiền phụ kiện mà thợ điều hòa mua hộ. Thế nhưng, thực tế lại không phải vậy.

Thợ điều hòa giờ nghĩ ra đủ chiêu trò để vặt tiền của khách hàng (ảnh minh họa)
 

Phụ kiện lắp đặt điều hòa cần dùng là dây ống đồng, dây điện, ống nước thải, gen bọc bảo ôn, vải bọc bảo ôn, giá đỡ dàn nóng,... Tiền phụ kiện thường được tính theo mét, do đó, vị trí từ dàn lạnh đến dàn nóng càng xa thì tiền phụ kiện càng tốn.

Ở điểm này, thợ điều hòa thường ăn gian về khoảng cách, tức dùng hết 4 mét dây ống đồng thì khai lên 5 mét để ăn ra được 1 mét dây ống đồng. Khi dây ống đồng đã ăn gian được số mét thì những phụ kiện kia cũng ăn gian được số mét tương ứng.

Ví dụ: Lắp đặt 1 máy điều hòa 9000 BTU với khoảng cách 5 mét thì mất 5 mét ống đồng với giá 160.000 đồng/mét, 5 mét gen bảo ôn giá 10.000 đồng/mét, 10 mét vải bọc bảo ôn (phải quấn xung quanh ống) giá 8.000 đồng/mét, 5 ống nước thải 8.000 đồng/mét, dây điện mất 5 mét giá 18.000 đồng/mét.

Với mức giá phụ kiện như trên, chỉ cần khai khống lên 1 mét thì thợ điều hòa sẽ ăn gian được khoản tiền khoảng 200.000 đồng. Đó là chưa kể, loại phụ kiện là dây dẫn ống đồng, giá thợ tính cho khách thường đắt gấp 4 lần giá lấy buôn ngoài đại lý, dây điện ăn chênh gấp 2 lần. Tính ra, với số mét lắp đặt chiếc điều hòa trên, thợ sẽ ăn chênh giá phụ kiện thêm khoảng 500.000 đồng tiền chênh.

“Khoảng cách lắp càng xa, số mét càng bị khai khống nhiều hơn. Thế nên, lắp một máy điều hòa, ngoài tiền công thì khách bị vặt thêm 1-2 triệu tùy khoảng cách lắp là chuyện không quá lạ”, anh Sâm chia sẻ.

Thứ 2, sửa chữa điều hòa

Cũng giống như lắp đặt điều hòa, khi sửa chữa điều hòa, thợ sẽ tính tiền công sửa từ 50.000-100.000 đồng. Nếu thay thế sẽ tính thêm tiền mua linh kiện mới. Song, thợ điều hòa thường dùng “quái chiêu” hỏng một báo hỏng hai, không hỏng cũng báo hỏng hay chọc cho hỏng để đem sửa lấy tiền.

“Sửa điều hòa còn dễ vặt tiền của khách hơn lắp đặt, bởi không phải khách nào cũng am hiểu về điều hòa để có thể tự kiểm tra”. Anh Sâm nói và cho biết, làm nghề nhiều năm, anh nghe được đủ chiêu mà thợ nghĩ ra để vặt tiền khách.

Đơn giản nhất, khách gọi điện báo điều hòa bật lên không thấy mát, thợ đến kiểm tra đáng ra chỉ cần vệ sinh, kiểm tra gas nếu thiếu thì nạp. Nhưng, nhiều thợ nói phải kiểm tra toàn bộ rồi kê ra đủ bệnh từ hỏng tụ, chết vi mạch, dây dẫn ống đồng hở, cháy lốc,...




Nhiều khi chưa hết gas nhưng thợ điều hòa cho rằng đã hết cần phải bơm đầy (ảnh minh họa)


 

ng sửa vì không có sẵn phụ kiện. Nếu khách hàng đồng ý tức đã sập bẫy của họ. Bởi, về cửa hàng, thợ chỉ việc vệ sinh máy, bơm gas, còn các thiết bị kia không phải sửa chữa gì nhưng vẫn bị tính tiền thay mới như thường.

“Tiền công thì ít, tiền linh kiện thay thế thì nhiều. Thợ điều hòa chỉ cần yêu cầu thay 2-3 linh kiện khống là có thể vặt của khách tiền triệu. Cái này khách hầu như không kiểm tra, vì các linh kiện đều ở bên trong máy”, anh tiết lộ.

Chưa kể, nhiều thợ còn dùng các chiêu kiểm tra máy, báo hỏng một loạt các linh kiện bên trong cùng giá thay thế lên đến 3-5 triệu đồng, khách mà tiếc tiền thay thì hỏi mua luôn với giá “đồng nát” chỉ tầm trên dưới 1 triệu. Nếu mua thành công, về chỉ cần thay linh kiện với giá 200.000-300.000 đồng rồi bán đi, đút túi ngay vài triệu đồng.

Việc sửa chữa điều hòa, thợ thường móc được nhiều tiền của khách hơn là lắp đặt. Vì thế, ttrước khi gọi thợ, khách nên lên mạng tra cứu nguyên nhân trước. Ví như vì sao máy không lạnh, vì sao quạt ở cục nóng không chạy, biểu hiện của hỏng tụ, biểu hiện chết vi mạch,... anh khuyên.

Thứ 3, bảo dưỡng điều hòa

Anh Sâm cho biết, nhiều người cho rằng chỉ có lắp đặt và sửa chữa mới hay bị thợ “vặt tiền”, còn bảo dưỡng thì không. Song, khi bảo dưỡng, khách hàng vẫn bị thợ vặt tiền như thường, nhưng mức độ nhẹ hơn.

Cụ thể, bảo dưỡng điều hòa , thợ sẽ lấy công khoảng 150.000 đồng/máy. Tuy nhiên, khi bảo dưỡng, điều hòa sẽ phải bơm thêm gas và đây là điểm để thợ điều hòa “vặt tiền” của khách. Bởi, thông thường, khi bơm gas sẽ tùy vào mức của máy cần bơm ít hay nhiều, từ đó thợ tính tiền gas mà khách phải trả.

“Nếu máy hết sạch gas, phải bơm toàn bộ sẽ hết khoảng 200.000 đồng, máy điều hòa bơm bổ sung một nửa thì hết 100.000 đồng. Thế nhưng, chẳng thợ nào khai bơm thật dù máy chỉ cần bơm một lượng rất nhỏ”, anh Sâm cho hay. Chỉ cần báo bơm gas đầy, thợ có thể kiếm được 100.000-150.000 đồng vì máy điều hòa nếu bảo dưỡng đều đặn thì lượng gas tiêu thụ chỉ hết một nửa hoặc 1/3.

Theo Châu Giang

Vietnamnet
Thợ điều hòa giờ nghĩ ra đủ chiêu trò để "vặt tiền" của khách hàng (ảnh minh họa)

Phụ kiện lắp đặt điều hòa cần dùng là dây ống đồng, dây điện, ống nước thải, gen bọc bảo ôn, vải bọc bảo ôn, giá đỡ dàn nóng,... Tiền phụ kiện thường được tính theo mét, do đó, vị trí từ dàn lạnh đến dàn nóng càng xa thì tiền phụ kiện càng tốn.

Ở điểm này, thợ điều hòa thường ăn gian về khoảng cách, tức dùng hết 4 mét dây ống đồng thì khai lên 5 mét để ăn ra được 1 mét dây ống đồng. Khi dây ống đồng đã ăn gian được số mét thì những phụ kiện kia cũng ăn gian được số mét tương ứng.

Ví dụ: Lắp đặt 1 máy điều hòa 9000 BTU với khoảng cách 5 mét thì mất 5 mét ống đồng với giá 160.000 đồng/mét, 5 mét gen bảo ôn giá 10.000 đồng/mét, 10 mét vải bọc bảo ôn (phải quấn xung quanh ống) giá 8.000 đồng/mét, 5 ống nước thải 8.000 đồng/mét, dây điện mất 5 mét giá 18.000 đồng/mét.

Với mức giá phụ kiện như trên, chỉ cần khai khống lên 1 mét thì thợ điều hòa sẽ ăn gian được khoản tiền khoảng 200.000 đồng. Đó là chưa kể, loại phụ kiện là dây dẫn ống đồng, giá thợ tính cho khách thường đắt gấp 4 lần giá lấy buôn ngoài đại lý, dây điện ăn chênh gấp 2 lần. Tính ra, với số mét lắp đặt chiếc điều hòa trên, thợ sẽ ăn chênh giá phụ kiện thêm khoảng 500.000 đồng tiền chênh.

“Khoảng cách lắp càng xa, số mét càng bị khai khống nhiều hơn. Thế nên, lắp một máy điều hòa, ngoài tiền công thì khách bị vặt thêm 1-2 triệu tùy khoảng cách lắp là chuyện không quá lạ”, anh Sâm chia sẻ.

Thứ 2, sửa chữa điều hòa

Cũng giống như lắp đặt điều hòa, khi sửa chữa điều hòa, thợ sẽ tính tiền công sửa từ 50.000-100.000 đồng. Nếu thay thế sẽ tính thêm tiền mua linh kiện mới. Song, thợ điều hòa thường dùng “quái chiêu” hỏng một báo hỏng hai, không hỏng cũng báo hỏng hay chọc cho hỏng để đem sửa lấy tiền.

“Sửa điều hòa còn dễ vặt tiền của khách hơn lắp đặt, bởi không phải khách nào cũng am hiểu về điều hòa để có thể tự kiểm tra”. Anh Sâm nói và cho biết, làm nghề nhiều năm, anh nghe được đủ chiêu mà thợ nghĩ ra để vặt tiền khách.

Đơn giản nhất, khách gọi điện báo điều hòa bật lên không thấy mát, thợ đến kiểm tra đáng ra chỉ cần vệ sinh, kiểm tra gas nếu thiếu thì nạp. Nhưng, nhiều thợ nói phải kiểm tra toàn bộ rồi kê ra đủ bệnh từ hỏng tụ, chết vi mạch, dây dẫn ống đồng hở, cháy lốc,...

Nhiều khi chưa hết gas nhưng thợ điều hòa cho rằng đã hết cần phải bơm đầy (ảnh minh họa)
Nhiều khi chưa hết gas nhưng thợ điều hòa cho rằng đã hết cần phải bơm đầy (ảnh minh họa)

ng sửa vì không có sẵn phụ kiện. Nếu khách hàng đồng ý tức đã sập bẫy của họ. Bởi, về cửa hàng, thợ chỉ việc vệ sinh máy, bơm gas, còn các thiết bị kia không phải sửa chữa gì nhưng vẫn bị tính tiền thay mới như thường.

“Tiền công thì ít, tiền linh kiện thay thế thì nhiều. Thợ điều hòa chỉ cần yêu cầu thay 2-3 linh kiện khống là có thể vặt của khách tiền triệu. Cái này khách hầu như không kiểm tra, vì các linh kiện đều ở bên trong máy”, anh tiết lộ.

Chưa kể, nhiều thợ còn dùng các chiêu kiểm tra máy, báo hỏng một loạt các linh kiện bên trong cùng giá thay thế lên đến 3-5 triệu đồng, khách mà tiếc tiền thay thì hỏi mua luôn với giá “đồng nát” chỉ tầm trên dưới 1 triệu. Nếu mua thành công, về chỉ cần thay linh kiện với giá 200.000-300.000 đồng rồi bán đi, đút túi ngay vài triệu đồng.

Việc sửa chữa điều hòa, thợ thường móc được nhiều tiền của khách hơn là lắp đặt. Vì thế, ttrước khi gọi thợ, khách nên lên mạng tra cứu nguyên nhân trước. Ví như vì sao máy không lạnh, vì sao quạt ở cục nóng không chạy, biểu hiện của hỏng tụ, biểu hiện chết vi mạch,... anh khuyên.

Thứ 3, bảo dưỡng điều hòa

Anh Sâm cho biết, nhiều người cho rằng chỉ có lắp đặt và sửa chữa mới hay bị thợ “vặt tiền”, còn bảo dưỡng thì không. Song, khi bảo dưỡng, khách hàng vẫn bị thợ vặt tiền như thường, nhưng mức độ nhẹ hơn.

Cụ thể, bảo dưỡng điều hòa , thợ sẽ lấy công khoảng 150.000 đồng/máy. Tuy nhiên, khi bảo dưỡng, điều hòa sẽ phải bơm thêm gas và đây là điểm để thợ điều hòa “vặt tiền” của khách. Bởi, thông thường, khi bơm gas sẽ tùy vào mức của máy cần bơm ít hay nhiều, từ đó thợ tính tiền gas mà khách phải trả.

“Nếu máy hết sạch gas, phải bơm toàn bộ sẽ hết khoảng 200.000 đồng, máy điều hòa bơm bổ sung một nửa thì hết 100.000 đồng. Thế nhưng, chẳng thợ nào khai bơm thật dù máy chỉ cần bơm một lượng rất nhỏ”, anh Sâm cho hay. Chỉ cần báo bơm gas đầy, thợ có thể kiếm được 100.000-150.000 đồng vì máy điều hòa nếu bảo dưỡng đều đặn thì lượng gas tiêu thụ chỉ hết một nửa hoặc 1/3.

Theo Châu Giang

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Kiểm tra xe tải ở lề đường, phát hiện gần 2.000 kg xúc xích, chân gà chảy nước

Kiểm tra xe tải ở lề đường, phát hiện gần 2.000 kg xúc xích, chân gà chảy nước

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/5, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa "tóm gọn" nhiều thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu phân hủy tại Quảng Ninh, Thái Nguyên.

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Theo đề xuất mới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thay đổi như thế nào?

Theo đề xuất mới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thay đổi như thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ chỉ còn 2 trang, tại trên cùng, góc phải trang 1 được in mã QR.

Loạt ngân hàng tăng mạnh lãi suất: Có 500 triệu đồng gửi ở đâu kỳ hạn 18 tháng lãi cao nhất?

Loạt ngân hàng tăng mạnh lãi suất: Có 500 triệu đồng gửi ở đâu kỳ hạn 18 tháng lãi cao nhất?

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng đang được niêm yết quanh ngưỡng 3,9-5,9%/năm, nếu có 500 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này có thể nhận lãi 44,25 triệu đồng.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 3): Tốn 260 triệu đồng điều trị ở 'phòng khám' YC Việt Nam mà da vẫn xỉn màu, tăng sắc tố

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 3): Tốn 260 triệu đồng điều trị ở 'phòng khám' YC Việt Nam mà da vẫn xỉn màu, tăng sắc tố

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Chị B (42 tuổi, ở Hà Nội) điều trị da tại "Phòng khám" YC Việt Nam (số 85 Bùi Thị Xuân, Hà Nội) với tổng chi phí đã thanh toán là 260 triệu đồng. Dù các buổi điều trị diễn ra đều đặn, kéo dài khoảng 6 tháng nhưng tình trạng da của chị B không cải thiện.

Luật Đất đai 2024: Việt kiều có thể thuận lợi mua nhà trong nước

Luật Đất đai 2024: Việt kiều có thể thuận lợi mua nhà trong nước

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai sửa đổi có nhiều điểm mới, trong đó Việt Kiều được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước, đồng nghĩa với việc Việt kiều có thể thuận lợi mua nhà trong nước thuận lợi, không cần nhờ người thân đứng tên hộ.

Huyền thoại xe số 110cc của Honda về Việt Nam có giá bao nhiêu mà sales team của Wave Alpha, Future liệt vào đối thủ đáng gờm?

Huyền thoại xe số 110cc của Honda về Việt Nam có giá bao nhiêu mà sales team của Wave Alpha, Future liệt vào đối thủ đáng gờm?

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

GĐXH - Xe số Super Cup 110cc của Honda vừa được đưa về Việt Nam với thiết kế lấn át Wave Alpha và RSX, đe nẹt cả Future.

Giá vàng hôm nay 6/5: Vàng SJC vọt đỉnh, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 6/5: Vàng SJC vọt đỉnh, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tăng trở lại

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở cả vàng SJC và vàng nhẫn đều tăng, đặc biệt vàng miếng SJC tiếp tục ập kỷ lục mới.

Giá lăn bánh Kia Morning mới nhất rẻ bất ngờ, Hyundai Grand i10 không thể so bì

Giá lăn bánh Kia Morning mới nhất rẻ bất ngờ, Hyundai Grand i10 không thể so bì

Giá cả thị trường - 21 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Kia Morning mới nhất đang khiến Hyundai Grand i10 vô cùng lo lắng về cuộc đua doanh số.

Giá xe SH mới nhất tại đại lý đang rẻ chưa từng có, thậm chí có loại còn thấp hơn cả đề xuất khiến mạng xã hội xôn xao

Giá xe SH mới nhất tại đại lý đang rẻ chưa từng có, thậm chí có loại còn thấp hơn cả đề xuất khiến mạng xã hội xôn xao

Giá cả thị trường - 22 giờ trước

GĐXH - Giá xe SH 2024 tại đại lý đang giảm xuống mức thấp chưa từng có, một số phiên bản đang được bán rẻ hơn giá đề xuất khiến dân tình không ngừng xôn xao

Top