Mật ong giá 2,2 triệu đồng/100 gam: Sự thật về loại mật ong đắt đỏ bậc nhất, được săn lùng ráo riết
Mật ong manuka nổi tiếng là mật ong siêu bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng những lời quảng cáo về mật ong manuka liệu có đúng? Chúng ta hãy cùng xem các chuyên gia dinh dưỡng nói gì.
Mật ong manuka là một loại mật ong chỉ có ở New Zealand, được sản xuất khi ong hút mật của cây manuka.
Khoảng thời gian để ong thụ phấn cho cây manuka chỉ là dưới 6 tuần mỗi năm. Vì thế nên mật ong manuka đắt hơn các loại mật ong khác, có giá lên đến 99 USD (~2,2 triệu đồng) trên 100 gam, theo Insider. Mật ong manuka cũng được quảng cáo là có nhiều lợi ích về mặt y học hơn các dạng mật ong khác.
Dưới đây là những gì bạn cần biết về mật ong manuka: 4 lợi ích sức khỏe đã được chứng minh và những tác dụng phụ cần lưu ý.
Mật ong manuka là gì?
Mật ong manuka khác với mật ong thông thường vì nó chứa hoạt chất methylglyoxal, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa.
Mật ong manuka chuẩn sẽ được cấp Chỉ số Manuka Độc đáo (UMF). Hệ thống xếp hạng này được phát triển bởi Hiệp hội Mật ong Chỉ số Manuka Độc đáo ở New Zealand và được sử dụng để xác nhận chất lượng của mật ong.
Trong thang đo UMF, mật ong manuka được xếp hạng từ 5 đến 25 , được xác định bởi lượng methylglyoxal và leptosperin - một hóa chất ổn định được sử dụng để xác định manuka - có trong mật ong.
Độ mạnh và liều lượng của mật ong manuka còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người. Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Amy Shapiro, độ mạnh và liều lượng của mật ong manuka khác nhau tùy theo mục đích:
- UMF từ 5 đến 9 cho mục đích sức khỏe nói chung
- UMF từ 10 đến 15 cho mục đích điều trị
- UMF 15 cho mục đích vệ sinh răng miệng
UMF càng cao thì càng đắt.
Shapiro nói thêm: Tiêu thụ một đến hai thìa mật ong manuka mỗi ngày là liều lượng tiêu chuẩn.
Mật ong manuka có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả các lợi ích đều được củng cố bởi các nghiên cứu khoa học. Dưới đây là một số lợi ích đã được chứng minh.
Lợi ích tiềm năng của mật ong manuka
1. Có thể điều trị các vấn đề về da
Serena Poon, một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, cho biết mật ong manuka được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Kem làm từ mật ong manuka có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, làm dịu mẩn đỏ hoặc khô rát đi kèm với tình trạng viêm da.
Theo các chuyên gia Shapiro và Poon, mật ong manuka có thể giúp điều trị các tình trạng da bao gồm:
- Mụn
- Khô da
- Bệnh chàm
- Bệnh vẩy nến
Poon tư vấn: Thoa một lượng mật ong manuka cỡ đồng xu lên da và để trong vòng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Rửa ngay nếu bạn cảm thấy nóng hoặc ngứa.
Bất kỳ mức UMF nào cũng phù hợp để điều trị các vấn đề về da, nhưng UMF càng cao thì càng hiệu quả.
2. Có thể giúp giữa lành vết thường
Mật ong manuka không chỉ có thể giúp làm dịu các bệnh về da mà còn có thể giúp chữa lành vết thương nhờ đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, bạn không nên thoa mật ong manuka lên vết thương mà không hỏi ý kiến chuyên gia y tế.
Quan trọng: Loại mật ong manuka được sử dụng để điều trị tại chỗ các vết loét, vết bỏng và vết thương phải là sản phẩm mức UMF y tế - nghĩa là mức 15 (đã được loại bỏ tạp chất), chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Annamaria Louloudis nói.
Hầu hết hoạt tính kháng khuẩn của mật ong thông thường là do hydrogen peroxide, chất này sẽ kém hiệu quả hơn khi trộn với máu hoặc huyết thanh ở vết thương. Tuy nhiên, trong mật ong manuka, đặc tính kháng khuẩn đến từ methylglyoxal. Methylglyoxal không trở nên kém hiệu quả hơn khi tiếp xúc với dịch cơ thể, có nghĩa là mật ong manuka ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong thời gian dài hơn mà không cần bôi lại.
3. Làm dịu cơn đau họng
Mật ong nói chung là một phương thuốc nổi tiếng để giảm đau họng và ho.
BB Arrington, một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, cho biết: "Mật ong tạo thành một lớp màng làm dịu cổ họng, giảm kích ứng".
Đặc biệt, mật ong Manuka làm giảm viêm do ho và có thể tăng tốc độ chữa lành vết trầy xước trong cổ họng, Arrington nói.
Có một số cách bạn có thể sử dụng mật ong manuka để giảm đau họng, bao gồm:
- Pha với nước nóng
- Pha với trà
4. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Hoạt động kháng khuẩn của manuka ức chế sự hình thành mảng bám, theo Arrington. Điều này đặc biệt đúng ở khu vực mà nướu và răng ‘gặp nhau’.
Trong một nghiên cứu năm 2018, trẻ em Ấn Độ từ 12 đến 15 tuổi đã sử dụng 10 ml mật ong manuka làm nước súc miệng hai lần một ngày trong 21 ngày. Ở ngày thứ 22 và 28, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự suy giảm mảng bám ở nướu.
Mật ong Manuka có thể cải thiện sức khỏe răng miệng khi:
- Uống trực tiếp
- Dùng làm nước súc miệng
- Bôi lên bàn chải đánh răng
Hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng mật ong manuka để xác định loại mật ong bạn nên sử dụng và liệu nó có phù hợp với bạn không.
Những lợi ích được quảng cáo của mật ong manuka mà chưa được chứng minh
Không phải tất cả các lợi ích được quảng cáo của mật ong manuka đều có bằng chứng khoa học. Dưới đây là một số lợi ích chưa được chứng minh của mật ong manuka:
- Phòng ngừa hoặc điều trị ung thư
- Kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường
- Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa
- Hạn chế tác dụng phụ của bức xạ
Tác dụng phụ của mật ong manuka
Mật ong manuka nhìn chung an toàn để sử dụng, nhưng một số người có thể có phản ứng bất lợi, chẳng hạn như dị ứng hoặc lượng đường trong máu cao.
Theo chuyên gia Shapiro, những người nên tránh mật ong manuka là những người:
- Dị ứng với ong hoặc mật ong
- Có lượng đường trong máu cao
- Mắc bệnh tiểu đường
Quan trọng: Mật ong có thể chứa một dạng vi khuẩn có thể trở nên độc hại khi trẻ sơ sinh ăn phải, chuyên gia Shapiro nói. Do đó, trẻ em dưới 1 tuổi không nên tiêu thụ mật ong dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù là mật ong manuka hoặc các loại khác.
Kết luận
Mật ong manuka là một dạng mật ong đắt tiền, được săn lùng ráo riết, chỉ có ở New Zealand. Lợi ích của mật ong manuka có thể bao gồm làm dịu cơn đau họng, chữa lành vết thương và điều trị các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm. Trước khi dùng thử mật ong manuka, hãy nói chuyện với chuyên gia y tế để xem nó có phù hợp với bạn không.
Theo Trà My (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 4 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 4 giờ trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 5 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 10 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 10 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 12 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 12 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 1 ngày trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...