Mất quyền lợi khi chết chỉ vì nợ... 1,7 triệu đồng
GiadinhNet - Sinh ra đã bị dị tật nên bà Nguyễn Thị Lê (SN 1958) chỉ biết quanh quẩn trên chiếc xe lăn và mở cái quán nước nho nhỏ ven đường để mưu sinh. Cả cuộc đời đã thiệt thòi, nhưng khi chết, bà Lê còn không được tổ chức tang lễ theo truyền thống của làng, chỉ vì nợ các khoản phí cộng đồng.
“Trả hết nợ mới tổ chức tang lễ”
Đó là câu chuyện gây xôn xao nhiều tháng nay ở thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Và để hiểu rõ thực hư câu chuyện, chúng tôi tìm về thôn Chùa vào một ngày đầu tháng 5/2016.
Khi đến quán nước đầu thôn, hỏi thăm về nhà của bà Nguyễn Thị Lê, anh chủ quán đon đả rót nước mời khách rồi hỏi lại: “Bà Lê thì trong làng, ngoài thôn này ai mà không biết. Bà ấy mất từ trước Tết, số khổ đến khi chết, Trưởng thôn không cho mượn chiêng, trống, xe tang nên gia đình phải đi thuê ngoài”.
Rời quán nước, theo lời chỉ dẫn của chủ quán nước, chúng tôi tìm về căn nhà của bà Lê, mà nói đúng hơn là căn lều tạm nằm cạnh ngã ba con đường liên thôn Chùa. Sau vài ba phút gọi cửa, một cụ bà tóc đã bạc, dáng hình nhỏ thó, móm mém, chào khách và giới thiệu mình là Nguyễn Thị Bốn, mẹ của bà Lê. Cụ Bốn năm nay đã 89 tuổi, sống trong cái chòi ẩm thấp rộng chừng 6 mét vuông, đủ kê một chiếc giường, một cái tủ nho nhỏ bán mấy gói thuốc lá, dầu gội đầu và bàn thờ để hương khói cho con gái vừa mất.
Biết chúng tôi đến hỏi chuyện về con gái mình, cụ nghẹn ngào: “Ngày cái Lê còn sống hai mẹ con tôi dựng tạm quán này để vừa có chỗ chui ra chui vào và vừa để bán thêm mớ rau, quả cà lấy tiền mưu sinh qua bữa. Khổ lắm các chú ạ, con tôi khi sống đã thiệt thòi đến lúc chết cũng không được yên thân”, nói đoạn cụ Bốn gạt nước mắt và nhìn lên bàn thờ nơi có di ảnh của con gái mình.
Cụ Bốn nói thêm: “Thấy con gái mất mà lãnh đạo thôn không tổ chức tang lễ như bình thường, tôi có hỏi đứa con trai cả Nguyễn Văn Nam thì mới được biết, con tôi đang nợ tiền an ninh, nội đồng, khuyến học, lễ hội của thôn, tổng là 1,7 triệu đồng. Con trai cả tôi bảo, lãnh đạo thôn có gọi lên nói, nếu trả nợ thì thôn mới tổ chức tang lễ”.
Anh không nộp, em mất quyền lợi
Với mong muốn làm sáng tỏ câu chuyện này, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Nam, anh trai ruột của bà Lê. Theo ông Nam, những lời của mẹ mình (bà Bốn) là hoàn toàn chính xác: “Khi em gái tôi còn sống, chẳng thấy phía chính quyền thôn nhắc gì đến khoản tiền đóng góp xã hội của nó. Mà trước đó, chỉ có gia đình tôi là nợ chưa nộp cho địa phương. Nguyên nhân tôi không nộp bởi việc thu chi không minh bạch, khi tôi yêu cầu giải trình thì lãnh đạo thôn không giải trình được”.
Theo ông Nam, ngày 9/11/2015, bà Lê qua đời, khi đó gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, đồng thời hỏi mượn các trang thiết bị như xe tang, chiêng, trống… Tuy nhiên, những nguyện vọng trên không được Trưởng thôn chấp thuận. Lý do đưa ra là gia đình ông còn nợ phí an ninh, môi trường, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,8 triệu đồng.
Tiếp đến, ông Nam được Bí thư, Trưởng, Phó thôn mời lên để làm việc. Tại buổi làm việc này, các vị lãnh đạo thôn cho biết, nếu ông Nam không đóng tiền nợ cho thôn thì lãnh đạo thôn sẽ không đứng ra tổ chức tang lễ cho bà Lê, không cho mượn chiêng, trống và xe tang. Quá bất bình về việc làm thiếu lương tâm này, ông Nam đã sang xóm Cấm để thuê chiêng, trống về lo cho em gái mình theo phong tục địa phương.
Trong buổi làm việc với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Văn Khúc, Trưởng thôn Chùa cho biết: “Trường hợp của chị Nguyễn Thị Lê mất, chúng tôi có mời anh Nam lên để gặp cấp chính quyền. Chúng tôi nói, thôi thì ít nhiều anh nộp vào, dù không đủ cũng nộp vào để chúng tôi tiếp tục thực hiện đám tang chị Lê cho chu đáo. Sau đó tôi gọi lên Chủ tịch xã là ông Trần Quang Hán để trình bày cụ thể vụ việc. Đích thân ông Hán đã vào động viên anh Nam và gia đình nhưng không được. Trong khi đó mọi công tác chuẩn bị như điếu văn, hay các công tác khác tôi đã làm, chỉ chờ anh Nam đóng tiền vào là chúng tôi tiến hành tang lễ. Dù 8h đưa tang mà 7h anh Nam mới nộp thì chúng tôi vẫn tiến hành tổ chức như bình thường”.
Khi PV hỏi có hay không chuyện ông Nam nợ phí đóng góp mà bà Lê lại bị phạt? thì vị Trưởng thôn này cho biết là cả ông Nam và bà Lê đều nợ tiền phí cộng đồng tại địa phương. Cũng theo ông Khúc, trường hợp của bà Lê, địa phương đã miễn không phải nộp thuế đất ruộng. Tuy nhiên, theo Hương ước của thôn Chùa thì các khoản khác như phí môi trường, hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ... thì vẫn phải nộp như thường.
Có một điều lạ là khi được hỏi về nội dung của bản Hương ước làng mà vị Trưởng thôn Chùa khẳng định đã thông qua và được sự đồng tình, nhất trí của toàn thể người dân trong thôn thì đa số câu trả lời chúng tôi nhận được là rất ít người biết!? Hơn nữa, chẳng có bất kì một văn bản nào chứng minh là đã được sự đồng thuận của toàn thể người dân trong thôn, ngoại trừ chữ kí của ông Khúc khi ấy đang giữ chức Phó trưởng thôn Chùa.
“Cả thôn có trên dưới 300 hộ nhưng đến nay chúng tôi chả biết trong Hương ước có cái gì, vì ông Trưởng thôn giữ nó”, một người dân cho biết.
Lập Hương ước “đứng trên cả luật”
Mang những băn khoăn của người dân về bản Hương ước của thôn Chùa nói chung và đặc biệt là trường hợp của gia đình bà Lê, chúng tôi đã có trao đổi với ông Trần Quang Hán, Chủ tịch UBND xã Lương Phong (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Ông Hán cho biết: “Trường hợp của bà Lê khi thôn Chùa báo cáo chúng tôi có cử người xuống tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại không được tổ chức tang lễ. Phía thôn Chùa có ý kiến là tất cả các khoản (miễn) thuế, chế độ chính sách bà Lê đều được hưởng, phía thôn không có ý kiến gì. Còn các chi phí đóng góp thụ hưởng cộng đồng như phí môi trường, trang thiết bị phục vụ tang lễ... đó là quyền lợi chung nên mọi người dân đều phải đóng góp”.
Cũng theo vị Chủ tịch xã này, đây là quy định nội bộ của từng thôn nên nếu không có gì vi phạm pháp luật thì phía chính quyền xã không có quyền can thiệp sâu. Bởi theo quy định chung của làng, nếu bản thân (người làng) không đóng góp thì sẽ không được thụ hưởng các quyền lợi cộng đồng. Ngoài những quy định pháp luật chung của nhà nước thì mỗi làng sẽ có các quy định riêng để… “gò” người dân.
Tuy nhiên, điều mà ông Hán cũng như các vị “chức sắc” thôn nơi đây không hiểu rằng, những quy định trong Hương ước của thôn Chùa đã đi quá giới hạn về tình người, đạo lý và trái pháp luật. Theo Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/6/1998, thì hương ước, quy ước không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trường hợp bà Nguyễn Thị Lê là người tàn tận, được hưởng chính sách theo pháp luật nhưng vẫn phải đóng góp các khoản tiền được miễn là việc làm trái pháp luật của chính quyền cơ sở nơi đây.
Nói về hương ước thôn Chùa, một người dân ở đây đã thở dài: “Tôi cứ nghĩ hương ước là để cho người dân đoàn kết nhau hơn, chứ ai ngờ nó lại như thế!”.
Nói về việc nợ tiền quỹ của thôn, ông Nguyễn Văn Nam cho biết: “Tiền để mua chiêng, trống, xe tang được trích ra từ việc hiến đất của chúng tôi trong quá trình thực hiện nông thôn mới. Còn khoản tiền nợ như an ninh, môi trường, lễ hội… thì tôi yêu cầu thôn phải công khai, minh bạch nhưng ở đây, thích là họ thu, thích là họ chi nên tôi mới phản đối”.
Trong Hương ước thôn Chùa, các vị lãnh đạo thôn còn tự đưa ra các quy định “trên cả pháp luật” khác như: “Nếu hộ gia đình nào không trả các khoản nợ của thôn thì sẽ không được thôn xác nhận như giấy tờ chuyển đến, chuyển đi, con em đi học, các chế độ vay vốn ngân hàng, các chính sách như hộ nghèo”… Thậm chí, “bất kỳ cá nhân nào không chấp hành sẽ bị đuổi ra khỏi hội, kể cả những hội có người 100 tuổi già, nếu không thực hiện hương ước của làng, chính quyền địa phương sẽ không tổ chức lễ tang”!?
P.Bình – Q.Chiến/Báo Gia đình & Xã hội

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 14 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 14 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 15 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.