Mới 26 tuổi, cô gái đã mắc ung thư gan vì thói quen ăn uống sai cách mà nhiều bạn trẻ đang mắc phải
GiadinhNet - Các bác sĩ đã chỉ ra rất nhiều điểm sai lầm trong cách sinh hoạt của cô, trong đó phải kể đến thói quen ăn uống và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách.
Mạnh Hân (Thâm Quyến, Trung Quốc) ngã quỵ trước khi nghe tin mình bị ung thư gan. Cô không nghĩ căn bệnh quái ác đấy lại tìm đến một cô gái trẻ, có lối sống hiện đại, nhanh nhẹn, hoạt bát như cô.
Theo lời kể của cô, do lo sợ trước sự thay đổi đột ngột của cơ thể: cảm thấy khó chịu, chán ăn, cân nặng giảm nhanh chóng và luôn cảm thấy mệt mỏi... cô đã cùng bố mẹ đến viện khám.
Sau hàng loạt các xét nghiệm, bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận cô bị ung thư gan. Bác sĩ cho rằng cô vẫn may mắn vì bệnh của cô đang ở giai đoạn đầu, được phát hiện sớm nên cơ hội chữa khỏi là rất cao.
Mặc dù vậy, bầu trời như sụp đổ dưới chân cô, bố mẹ cô không muốn tin bởi sức khỏe của con gái mình vẫn luôn ổn định, sao lại có thể bị ung thư gan?

Ảnh minh họa
Những sai lầm khiến bệnh tích tụ ở gan mà không biết
Sau khi tìm hiểu bệnh sử cũng như quá trình sinh hoạt, bác sĩ đã chỉ ra rất nhiều điểm sai lầm. Trong đó phải kể đến thói quen ăn uống và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách của cô.
Do sống tự lập 1 mình nên cô có thói quen tích trữ đồ ăn. Trứng là món không thể thiếu trong thực đơn của cô. Mỗi lần mẹ gửi ra, cô bảo quản trứng bằng cách rửa sạch từng quả rồi cất trong tủ lạnh dùng dần. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết việc tưởng sạch sẽ nhưng điều này đã làm trôi đi lớp "màng bảo vệ" bên ngoài của trứng, và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong quả trứng qua các lỗ trên vỏ.
Bên cạnh đó, cô cũng thường xuyên bảo quản trực tiếp thức ăn thừa vào tủ lạnh mà không dùng màng bọc thực phẩm. Các chuyên gia y tế cho biết, thức ăn bảo quản lâu trong tủ lạnh dễ bị mốc mà khó nhìn thấy bằng mắt thường. Aflatoxin trong thực phẩm mốc là một trong những tác nhân nguy hiểm gây bệnh, chúng thích hợp sinh trưởng, phát triển trong môi trường nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm. Đặc biệt là trong các loại ngũ cốc để lâu ngày, quy trình bảo quản không đảm bảo gây ẩm mốc dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin. Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm bị nhiễm độc aflatoxin sẽ thúc đẩy nguy cơ mắc ung thư.

Ảnh minh họa
Không những thế, Mạnh Hân còn có thói quen ngồi nhiều giờ trước máy tính nên rất ít vận động. Điều này khiến tốc độ giải độc của gan bị chậm lại, các chất độc hại lưu lại, gây hại cho gan, cuối cùng dẫn đến tình trạng ung thư gan.
Một trong những sai lầm nữa dấn đến ung thư gan của Mạnh Hân đó là việc thức khuya. Các bác sĩ cho biết, từ 23h – 1h mỗi ngày là thời điểm gan bắt đầu lọc và đào thải các độc tố trong cơ thể. Từ 1h - 3h, bạn cần ngủ sâu để gan có thể thanh lọc cơ thể tốt nhất. Từ 3h -5h, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi. Và 5h -7h là thời điểm vàng để thức dậy và vệ sinh cá nhân để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Do đó, khi bạn thức quá khuya hay dậy quá muộn đều gây ảnh hưởng đến quá trình thải độc và nghỉ ngơi của gan.
5 dấu hiệu cảnh báo gan cần được thải độc
Mỗi ngày lá gan của chúng ta thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trong trong cơ thể. Chính vì đó, gan cần được chăm sóc để luôn khỏe mạnh.
Các triệu chứng khi độc tố tích tụ và không được đào thải ra ngoài do gan suy giảm chức năng đó là:

Ảnh minh họa
Rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm 60 - 80%. Biểu hiện cụ thể như: Không muốn ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng thường xuyên, buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, phân vàng hoặc bạc. Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
Mẩn ngứa, mề đay
Bị ngứa do gan nhiễm độc là tình trạng rất phổ biến. Các mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh,... Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
Đau tức vùng hạ sườn phải
Người bệnh thường có cảm giác căng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
Đổ mồ hôi
Khi gan bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan sẽ bị suy giảm nên gây ra tình trạng nóng gan. Dấu hiệu để nhận biết là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ mát mẻ và không quá nóng.
Vàng mắt, vàng da
Gan nhiễm độc trong thời gian dài làm suy gan, khiến lượng sắc tố bilirubin tích tụ trong máu. Chất này có thể ngấm vào các mô như da và mắt làm chúng chuyển sang màu vàng. Cụ thể, bilirubin là các hồng cầu già, bị vỡ và được xử lý tại gan. Tuy nhiên khi gan nhiễm độc, tế bào gan bị tổn thương và hủy hoại làm bilirubin không được thu nhận, đào thải, kết quả bị ứ trong máu và tích tụ tại niêm mạc khiến vùng dưới da và lòng trắng của mắt chuyển màu vàng.
Kỳ thi THPT QG 2022 sẽ được diễn ra như thế nào
Kỳ thi THPT QG 2022 sẽ được diễn ra như thế nào

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.