Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ" nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh

Thứ hai, 11:01 13/07/2020 | Sống khỏe

Nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhiều lợi ích nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện.

Nước cam không đơn thuần chỉ là một loại nước giải khát, chẳng biết từ khi nào nó đã được tin dùng như một thứ đồ bổ dành cho trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể... với tác dụng nâng cao sức đề kháng. Thực ra, điều này cũng không phải không có căn cứ. Theo Healthline, nước cam là thứ nước ép tự nhiên an toàn, lành tính và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Một cốc nước cam khoảng 240 ml cung cấp khoảng:

- 110 calo

- 2g protein

- 26g carbs

- 67% lượng vitamin C cơ thể cần trong ngày

- 15% lượng Folate cơ thể cần cho một ngày

- 10% kali cơ thể cần cho một ngày

- 6% magie cơ thể cần cho một ngày.

Theo nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand: Thứ quý báu nhất của nước cam chính là lượng vitamin C dồi dào. Đây là loại vitamin tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, chữa lành vết thương và sức khỏe nướu.

Còn trong Đông y, cam là loại quả có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh - Ảnh 1.

Nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhiều lợi ích nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện. Nhiều người quá lạm dụng nước cam khiến cho việc uống nước ép loại quả này hại nhiều hơn lợi.

Theo lương y, có 4 thời điểm chúng ta không nên dùng nước cam để tránh gây hại cơ thể.

4 thời điểm không được uống nước cam

- Khi bụng đang đói: Nước cam nhiều axit, uống lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

- Uống trước khi đánh răng: Axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nặng nề. Nếu lỡ uống nước cam ngay trước khi đánh răng, bạn nên súc miệng ngay để loại trừ sự bám dính của axit trên răng.

Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh - Ảnh 2.

Nước cam nhiều axit, uống lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

- Khi vừa uống sữa xong: Lý do là vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

- Uống ngay trước khi ngủ: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm và làm mất ngủ. Ngoài ra, trước thời gian đi ngủ cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu uống nước cam vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ chất béo ở bụng.

Những nhóm người nào cần tránh uống nước cam quá nhiều?

Nước cam thực hiện vai trò nâng cao sức đề kháng rất tốt nhưng không phải người bệnh nào cũng nên uống loại nước này. Đặc biệt là:

- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Cam chứa nhiều axit, khi đi vào cơ thể người bệnh có thể gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

- Người có bệnh về đường tiêu hóa: Uống nhiều nước cam có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy.

- Người mới phẫu thuật: Trong loại nước ép này có chứa axit citric tương đối cao nên những người mới phẫu thuật dạ dày, ruột có vết mổ chưa hồi phục nên thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.

- Người đang uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh: Thành phần axit trong nước cam có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.

- Người bị bệnh thận: Uống quá nhiều nước ép cam khi bị bệnh thận có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Vậy uống nước cam như thế nào là đúng nhất?

Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh - Ảnh 3.

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể chuẩn bị hoạt động và làm việc, sẽ tiêu thụ các khoáng chất, sắt, vitamin của cam một cách hiệu quả nhất. Mọi người nên uống nước cam sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ để đạt được hiệu quả và hấp thụ được hết dưỡng chất.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 20 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top