MS 917: Xót thương hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị biến dạng khuôn mặt vì bệnh
GĐXH – Mới 15 tuổi, nhưng Trường đang phải sống trong những ngày tháng khổ cực vì ung thư. Khuôn mặt của Trường đã bị biến dạng và đang cần chi phí để tiếp tục điều trị.
Đang ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời, em Nguyễn Xuân Trường ở thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình lại mất đi mọi thứ. Cuộc sống của em đã thay đổi hoàn toàn từ khi phát hiện bị bệnh.
Khi đang học lớp 8, Trường bị sưng nhỏ ở gò má. Ban đầu gia đình cũng chỉ nghĩ đơn giản, nốt sưng đấy là do muỗi đốt. Lâu dần, thấy má của Trường cứ to dần lên, gia đình mới đưa em vào bệnh viện khám. Chị Nguyễn Thị Ngọc – mẹ của Trường vẫn còn nhớ như in những ngày ám ảnh đó.
Chị kể, ngày đó đưa con đi hết bệnh viện tỉnh rồi lên bệnh viện Răm Hàm Mặt Trung ương và bệnh viện Việt Đức... qua các xét nghiệm, bác sĩ đã phát hiện con chị bị ung thư xương hàm mặt. Khối u di căn nhiều nơi trên xương mặt, Trường được chỉ định qua bệnh viện K Tân Triều chữa trị.
Cũng kể từ đó, mẹ con chị lấy viện làm nhà. Trường không còn được tung tăng đến trường cùng các bạn nữa, thay vào đó bạn là những kim tiêm, dây truyền... Trải qua 9 đợt truyền hóa chất cùng 25 đợt xạ trị, Trường bước vào ca phẫu thuật khối u. Mặc dù đã được làm tâm lý trước ca phẫu thuật, khuôn mặt của con có thể không được như trước, nhưng để cứu lấy tính mạng, gia đình đành chấp nhận.
Tháng 8/2023, Trường trải qua ca phẫu thuật đầy khó khăn. Để lấy khối u ở má của Trường, các bác sĩ đã phải cắt hết một nửa khuôn mặt cháu, bóc hết toàn bộ xương, khoét một bên mắt phải. "Một bên mặt của cháu giờ chỉ còn lớp da đắp bên ngoài còn lại toàn bộ xương mặt một bên gần như đã bị cắt hết. Nhìn khuôn mặt của con biến dạng mà xót xa" – chị Ngọc nghẹn ngào.
Nhìn khuôn mặt của con biến dạng, nhiều người cảm thấy thương cảm. Sau ca phẫu thuật ấy, tâm lý của Trường cũng thay đổi. Trường né tránh gặp mặt mọi người. Bản thân cháu cũng sợ hãi chính khuôn mặt mình. Mặc dù mẹ vẫn động viên cháu thường xuyên, song Trường vẫn luôn tự ti, mặc cảm. Thời điểm được về nhà nghỉ truyền thuốc để ổn định sức khỏe, Trường luôn né tránh không muốn bất kỳ bạn bè, thầy cô nào đến thăm mình nữa.
Hơn ai hết, chị Ngọc hiểu tâm lý khủng hoảng của con suốt một quãng thời gian dài đồng hành với con nơi bệnh viện. Thương con ở đội tuổi còn quá nhỏ, vì bệnh tật đã không còn được bình thường, tương lai chị càng lo sợ khi kinh tế của gia đình đang rơi vào bế tắc.
Đến thời điểm hiện tại, để chạy chữa cho con, vợ chồng chị Ngọc đã chạy vạy, vay mượn hơn 200 triệu đồng. Mặc dù có bảo hiểm, tuy nhiên mỗi đợt điều trị của Trường vẫn phải chi trả một khoản tiền khá lớn vì nhiều thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Các khoản tiền thuốc mua bổ trợ khác với số tiền từ 16-20 triệu đồng/đợt, mỗi đợt điều trị của Trường kéo dài khoảng 1 tuần.
Hoàn cảnh gia đình chị Ngọc bình thường đã không mấy dư dả. Chồng chị làm thợ xây, thu nhập bấp bênh. Chị Ngọc từ ngày con bị bệnh phải nghỉ hẳn ở nhà trông con. Nguồn thu không có, chi phí điều trị của con lại tốn kém. Thời gian gần đây, số tiền đi chữa bệnh đối với cháu Trường còn tăng lên đáng kể. Với một gia đình nông dân như chị Ngọc, những khoản tiền đấy không thể gánh nổi.
Nhìn con vẫn còn niềm khát khao được sống, được quay trở về đi học, lòng người mẹ càng rối. Chị Ngọc tâm sự: "Mỗi lần con thiếp đi, tôi lại lấy điện thoại thấy con gõ lên mạng tìm kiếm xem bệnh của con sống được bao lâu nữa. Con tìm hiểu rất kỹ về bệnh tình mình. Con vẫn luôn mong mình có thể được tiếp tục đến trường". Nói đến đây, chị Ngọc vội quay đi để nén lau đi những giọt nước mắt. Việc điều trị phía trước của Trường còn dài, mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm của mọi người để vơi bớt khó khăn.
Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Ngọc - Mã số 917 xin gửi về:
1.Chị Nguyễn Thị Ngọc ở thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái" tại tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống. Địa chỉ 138A Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Đề gửi: Mã số 917
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0339640774.
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 113.000.000.282.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287.
6. Ủng hộ USD qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 118.000.202.194 (USD)
Đề gửi Mã Số 917
Trao tiền của bạn đọc đến hoàn cảnh người phụ nữ tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy
Kết chuyển - 16 giờ trướcGĐXH - Dù bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, bà Hồng vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Hoàn cảnh bà sau khi được đăng tải nhận nhiều sự quan tâm từ các bạn đọc.
FPT Long Châu đồng hành cùng Quỹ Ngày mai tươi sáng, trao yêu thương đến bệnh nhân ung thư
Vòng tay nhân ái - 1 ngày trướcGĐXH - Trong nỗ lực lan tỏa giá trị nhân văn và chung tay hỗ trợ cộng đồng, FPT Long Châu đã đồng hành cùng Quỹ Ngày mai tươi sáng trao 300 triệu đồng đến bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn.
Trao tiền bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị
Kết chuyển - 3 ngày trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 8.865.000 đồng đến với hoàn cảnh bà Nguyễn Thị Hường (65 tuổi) trú thôn Tân Sơn, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
MS 970: Mất một người con vì suy thận, người mẹ nghèo hiến thận cứu con trai nhưng bất lực trước chi phí
Cảnh ngộ - 4 ngày trướcGĐXH – Nhiều năm ròng rã lo cho hai con bị suy thận, vợ chồng ông Tuấn đã kiệt quệ về kinh tế. Vài tháng trước người con gái qua đời vì bệnh, giờ đến lượt bệnh con trai diễn biến xấu, người mẹ đã quyết định hiến thận cứu con, nhưng chi phí lại quá tốn kém.
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/10/2024 - 31/10/2024
Kết chuyển - 6 ngày trướcGĐXH - Từ ngày 01/10/2024 - 31/10/2024, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.
Bé Khánh An mất một bên chân sau tai nạn đã tự tin bước đi trên ‘chân’ mới
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH – Mới đây, bé Khánh An bị mất một bên chân sau tai nạn đã được nhà hảo tâm hỗ trợ lắp chân giả miễn phí. Con đã có thể tự tin đi lại trên đôi chân mới của mình.
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.