Mùa xuân đến sớm với những mảnh đời bất hạnh ở huyện Vĩnh Bảo
GiadinhNet - Ngày 3/2, đại diện Vòng tay Nhân ái (Báo Gia đình & Xã hội) đã mang niềm vui về với những hoàn cảnh khó khăn ở xã Hiệp Hoà, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.
Chúng tôi tìm về xã Hiệp Hoà, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng vào những ngày cận Tết Bính Thân. Đón chúng tôi tại trụ sở UBND xã, ông Vũ Đức Khiên - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Hoà phấn khởi cho biết: “Cuối năm công việc địa phương bận một chút. Nhưng hôm nay được đón các anh chị trong Toà soạn về trao quà cho những hoàn cảnh khó khăn của địa phương, cán bộ và nhân dân ở đây rất phấn khởi. Xin chân thành cảm ơn Toà soạn, cảm ơn chuyên mục Vòng tay Nhân ái, cảm ơn tình cảm của bạn đọc gần xa”.
PV Minh Lý - đại diện Quỹ Vòng tay Nhân ái, Báo Gia đình & Xã Hội trao số tiền bạn đọc ủng hộ gia đình cụ Vũ Thị Quỳnh. Ảnh: Đức Tuỳ
Nhớ lại hoàn cảnh khốn khó của cụ Vũ Thị Quỳnh – mẹ liệt sĩ Phạm Trung Hẳn (99 tuổi) bị mù hai mắt và bệnh tật bủa vây sống trong căn nhà dột nát như một câu chuyện dài mà người dân nơi đây vẫn kể. Có lẽ cuộc đời của cụ khổ từ lúc sinh ra đến lúc được ở ngôi nhà mới. Hôm nay chúng tôi về trao quà cho cụ thì cụ đã mất được gần 1tháng.
Cô Phạm Thị Hin là con gái thứ ba của cụ cho biết: “Cụ sinh được 5 người con, (2 trai, 3 gái). Trong đó có 2 người tham gia bộ đội chống Mỹ và 1 người thanh niên xung phong. Bố cô là du kích chống Pháp. Cụ có người con trai thứ 2 là Phạm Trung Hài – liệt sĩ chống Mỹ”.
Chiến tranh kết thúc, cuộc sống của cụ Quỳnh trở nên khó khăn hơn khi tài sản lớn nhất của gia đình đã hiến dâng cho Đất nước. Năm 2001 cụ ông qua đời do bệnh tật để lại một mình cụ sống trong sự cô đơn trống trải và cái nghèo đói bủa vây. Thương chồng, thương con và nỗi đau trong lòng khi chưa tìm được phần mộ của người con trai liệt sĩ, cụ Quỳnh lại khóc và những giọt nước mắt trắng đục còn lại đã khô khi mắt cụ bị mù cách đây 15 năm.
Ở cách nhà cụ Quỳnh không xa là hoàn cảnh thương tâm của em Vũ Thị Lan, học sinh lớp 5, mù mắt bẩm sinh, học giỏi sống trong gia đình nghèo khó. Anh Vũ Đức Ngần – bố Lan tâm sự: “ Cháu Lan sinh năm 2005, sau khi Lan chào đời được 4 tiếng đồng hồ, toàn thân nóng sốt, co giật liên tục. Sau ba ngày cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh bảo, Lan được cứu sống, nhưng mắt của cháu thì không cứu được”.
Hai con ngươi và nhãn cầu của Lan có màu trắng đục và thường xuyên bị giật. Số tiền gia đình sau nhiều năm tích cóp đều giành cho việc chữa bệnh cho em. Hơn 2 năm nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng hai mắt của Lan nhìn thấy lờ mờ, 2/3 nhãn cầu bị chìm vào trong.
Do hai mắt bị mùa lòa, nên mỗi khi ngồi vào bàn học, Lan không thể nhìn được chữ ở trên bảng. Khi viết, hai mắt của Lan gần như úp mặt vào quyển vở, lần sờ viết từng chữ khóc nhọc. Nếu viết được nét này thì nét kia lại hỏng và em không thể nhìn thẳng xuống vở mỗi khi viết.
Mặc dù hai mắt bị lòa, nhưng Lan học rất giỏi và thông minh. Bốn năm học vừa qua, Lan đều đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến của trường và là tấm gương tiêu biểu trong phong trào vượt khó học giỏi của địa phương.
. Gia đình cháu Vũ Thị Lan nhận số tiền gần 5,5 triệu đồng từ bạn đọc Báo Gia đình & Xã hội.
Ảnh: Đức Tuỳ
Sau khi hoàn cảnh khốn khó và thương tâm của cụ Quỳnh và cháu Lan được đăng tải tại chuyên mục Vòng tay Nhân ái với mã số 132, 113. Cụ Quỳnh và cháu Lan đã nhận được nhiều tình cảm của bạn đọc hảo tâm trên khắp mọi miền Tổ quốc chia sẻ động viên và có những phần quà trao tặng.
Điều khiến chúng tôi ấm lòng hơn cả là sau khi hoàn cảnh khó khăn của cụ Quỳnh được chia sẻ, tháng 10/2015, Cục chính sách Bộ Quốc Phòng đã trao tặng cụ 50 triệu đồng và gia đình cụ còn nhận được 40 triệu đồng từ Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây nhà cho gia đình chính sách.
Đến nay ngôi nhà mới có diện tích 30m2, được lợp mái tôn, nền lát gạch hoa, có công trình phụ tự hoại của cụ đã hoàn thành được 3 tháng với tổng trị giá khoảng 90 triệu đồng.
Ngày 302, PV Minh Lý, đại diện Vòng tay Nhân ái đã về trao số tiền gần 2 triệu đồng cho gia đình cụ Quỳnh và trao gần 5,5 triệu đồng (lần 2) cho gia đình cháu Lan trước sự chứng kiến của lãnh đạo thôn Trúc Hiệp, lãnh đạo xã Hiệp Hoà và gia đình.
Thay mặt lãnh đạo xã Hiệp Hoà, ông Vũ Đức Khiên - Phó Chủ tịch UBND xã gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Toà soạn Báo Gia đình & Xã hội, cảm ơn các bạn đọc hảo tâm gần xa đã động viên, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa phương. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND xã mong rằng, chuyên mục Vòng tay Nhân ái của Báo sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, là nhịp cầu nối những bờ vui cho những mảnh đời bất hạnh.
M. Lý - Đ. Tuỳ/Báo Gia đình & Xã hội
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 13 giờ trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 1 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.