Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muốn có em bé sau khi bị lưu thai, tôi phải làm gì?

Thứ sáu, 13:37 30/08/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thưa bác sỹ, em lập gia đình được 1 năm và có bầu được 7 tuần tuổi thì bị lưu, cho tới giờ đã được 6 tháng vợ chồng em không dùng biên pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai. Từ khi bị lưu thai thì chu kỳ kinh nguyệt của em không đều. Vậy thưa bác sỹ em cần phải đi khám gì và liệu em có thể có thai lại không bác sỹ?

Ngọc Quỳnh Lâm - Ngoclan.90.vn@gmail.com
 
Muốn có em bé sau khi bị lưu thai, tôi phải làm gì? 1
Ảnh minh họa.

Bác sĩ trả lời:
 
Chào bạn!

Nguyên nhân thai lưu có nhiều nguyên nhân: Do bất đồng nhiễm sắc thể, do nội tiết mẹ, do bị lỗi trong quá trình phân chia tế bào… Ngoài ra còn một số trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người có thai và mang thai bình thường sau khi bị thai lưu.

Trước hết bạn cần đi kiểm tra sức khỏe cả vợ và chồng xem có vấn đề gì hay không.

Các xét nghiệm gồm: Công thức máu, nhóm máu hiếm, tinh dịch đồ (với chồng) và nội tiết tố (với nữ), xét nghiệm dịch Chlamydia, siêu âm tử cung phần phụ. Ngoài ra bạn cũng nên theo dõi vòng kinh, xem có bất thường gì không.

6 tháng chưa có thai thì cũng chưa có gì đáng lo ngại, đặc biệt là trong giai đoạn này, cả tinh thần và thể chất bạn vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau khi bị thai lưu. Vợ chồng bạn cần phải thoải mái tư tưởng thì mới dễ có thai vì tâm lý căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khó thụ thai. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai, tiêm phòng trước khi mang thai khoảng  3 tháng.

Nếu sau khi khám mà không có gì bất thường và để tự nhiên khoảng 1 năm mà vẫn chưa có em bé bạn nên đi khám lại để có sự thăm khám và tư vấn chuyên sâu hơn.

Chúc bạn sớm có tin vui!
 
Tư vấn bởi: Bác sỹ: Lê Thị Hưng
Chuyên khoa Sản – Phòng khám đa khoa Medelab
1B, Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
 

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần "Gửi ý kiến bạn đọc" ở phía dưới bài viết. Các bác sỹ của Phòng khám Đa khoaMedelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe trong thời gian sớm nhất.

 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 21 phút trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 17 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 18 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top