Mỹ phẩm bị làm giả ở Bắc Giang được bán trên sàn thương mại điện tử, loạn giá bán
GĐXH - Tìm kiếm các loại mỹ phẩm có tên trong danh sách bị giả ở Bắc Giang, kết quả cho thấy, các gian hàng trên sàn thương mại điện tử đăng bán với nhiều mức giá, dao động từ 70.000 đồng/sản phẩm cùng dung tích.
Mỹ phẩm 'made in VietNam' loạn giá bán
Liên quan đến vụ việc lực lượng chức năng Bắc Giang triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán 13 loại mỹ phẩm với tổng số lượng 2.468 sản phẩm thành phẩm bằng công nghệ xô chậu, ngày 12/5, ghi nhận của phóng viên, nhiều sản phẩm trong danh sách mỹ phẩm bị làm giả được rao bán công khai trên sàn thương mại điện tử với nhiều mức giá.
Theo đó, danh sách các sản phẩm mỹ phẩm bị các đối tượng làm giả ở Bắc Giang, gồm: Kem tẩy trang, kem dưỡng da, serum trị mụn Demi Skin 3 days; SEIMY skin 7 days plus; KT'skin serum; lăn khử mùi STOPIREX; Sạch hôi nách Cú đấm thép, Khử mùi hôi nách Hải Sen; Xịt khử mùi BEUFRES; Nước cất phèn chua ALUFAN, INOD Armpit Serum, Crystal 24 Hour…

Sản phẩm mỹ phẩm SEIMY skin 7 days plus dung tích 10ml có nhiều mức giá bán trên sàn thương mại điện tử. Ảnh chụp màn hình.
Tìm kiếm nhanh sản phẩm mỹ phẩm "SEIMY skin 7 days plus", trên sàn thương mại điện tử Shoppe, kết quả cho thấy có rất nhiều gian hàng đang rao bán công khai sản phẩm này nhưng giá bán lại khác nhau.
Mức giá bán dao động từ 79.000 đồng đến 232.000 đồng/sản phẩm.
Tại gian hàng DNAbeauty, serum giảm thâm mụn Seimy – Skin days plus dung tích 10ml có giá bán 79.000 đồng (đã giảm 50%). Số lượng hàng mà gian hàng này bán ra đạt hơn 11.700 sản phẩm.

Mức giá bán thấp nhất đối với sản phẩm "SEIMY skin 7 days plus" là 79.000 đồng/sản phẩm 10ml...

Tuy nhiên, tại phần đánh giá của một số gian hàng, sản phẩm "SEIMY skin 7 days plus" được khẳng định là hàng giả, không ít người đã "tiền mất tật mang" khi mua sản phẩm này. Ảnh chụp màn hình
Tại gian hàng mỹ phẩm Wrimess, sản phẩm Seimy Skin days plus 10ml có giá bán sau giảm 32% là 95.000 đồng (giá niêm yết 144.000 đồng). Gian hàng này có đến hơn 30.000 sản phẩm đã được bán ra.
Tương tự, sản phẩm xịt khử mùi Beufresh có giá bán từ 18.000 – 158.000 đồng/sản phẩm; xịt khử mùi Hải Sen với gía bán từ 75.000 đồng – 165.000 đồng; nước cất phèn chua ALUFAN đang rao với mức giá từ 26.000 đồng – 38.000 đồng/sản phẩm….


Cận cảnh xưởng sản xuất mỹ phẩm giả bằng công nghệ xô chậu vừa được cơ quan chức năng phát hiện tại Bắc Giang.
Các sản phẩm trên đều được rao "Made in Viet Nam". Mặc dù các sản phẩm mỹ phẩm đều được bán với số lượng khủng nhưng ở phần đánh giá sản phẩm tại một số gian hàng, rất nhiều người mua hàng đã phát hiện hàng giả và thẳng thắn đánh giá sản phẩm 1 sao cho sản phẩm đã bỏ tiền ra mua.
Cục Quản lý dược đã nhiều lần yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội như TikTok, Zalo, Facebook, YouTube. Tuy nhiên, tình trạng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm nhiều "không" vẫn được đăng bán đầy rẫy trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Sau vụ triệt phá xưởng sản xuất mỹ phẩm giả bằng công nghệ xô chậu tại Bắc Giang, không ít người tiêu dùng đã giật mình nghi ngờ chính sản phẩm xịt khử mùi BEUFRESH mà gia đình đang sử dụng. Ảnh người dân cung cấp
Theo các chuyên gia, ngoài việc kiểm duyệt của sàn thương mại điện tử trước khi xác minh danh tính tài khoản cấp cho người bán hàng, tăng cường duyệt hàng hóa… người tiêu dùng không thể phó mặc "túi tiền" cho hoạt động kiểm duyệt của sàn thương mại điện tử.
Các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng nên lựa chọn mua sản phẩm ở những gian hàng chính hãng (được cấp/duyệt Mall/Official Store), đồng thời, kiểm ra phần đánh giá gian hàng và sản phẩm, xem kỹ mô tả sản phẩm và thông tin xuất xứ, kiểm tra khi nhận hàng. Đặc biệt là người tiêu dùng nên quay video khi mở đơn hàng để làm bằng chứng khi có sự cố về chất lượng sản phẩm.
Vụ việc phát hiện xưởng sản xuất mỹ phẩm giả bằng công nghệ xô chậu tại một nhà riêng ở Bắc Giang, lực lượng chức năng xác định, từ khoảng cuối năm 2024, Nguyễn Văn Khánh (sinh năm 1996), ở thôn Lải, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm mỹ phẩm, máy móc, nguyên liệu, công cụ, vỏ chai lọ… để thực hiện việc sản xuất mỹ phẩm giả.
Nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm chủ yếu là dung dịch, hương liệu pha chế không rõ nguồn gốc xuất xứ, bột phèn chua. Các nguyên liệu này được Khánh mua trôi nổi trên thị trường.
Thành phẩm sau đó được Khánh và các đối tượng rao bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, Tiktok và gửi bán qua dịch vụ ship COD khi có đơn mua.
Các tài khoản Shopee rao bán mỹ phẩm nghi giả được lực lượng chức năng xác định, gồm: "Bn Store 2024", "Bibo Comesticc", "Nhungnguyen010798", "Vliwwfo6-r" và các tài khoản Tiktok "Sare Comesticc", "Coca Beauty".
Tính từ khoảng cuối năm 2024 đến nay, Khánh đã bán trót lọt hơn 100.000 đơn hàng cho các khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh thu hơn 6 tỷ đồng.
Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng vụ việc để xử lý theo quy định.

Nhà riêng trong ngõ tại Gia Lâm, Hà Nội đã vượt ngưỡng 3 tỷ đồng1căn

Ngân hàng cảnh báo liên quan tới việc ngừng giao dịch, đổi thẻ ATM từ 1/7
Bảo vệ người tiêu dùng - 32 phút trướcGĐXH - Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về tình trạng một số đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin thẻ, mã OTP, số tài khoản... với lý do "hỗ trợ đổi thẻ".

Trước khi bị khởi tố, siro ăn ngon Hải Bé từng thổi phồng công dụng, gây hiểu lầm cho phụ huynh
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Núp bóng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé từng quảng cáo rầm rộ như "thần dược" giúp trẻ ăn khỏe, ngủ ngon, tăng đề kháng. Rõ ràng, đây là một hình thức sai phạm nghiêm trọng đang bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Hai người dân tộc Mông bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi, xe ôm ở Hà Nội được tặng vé xe 0 đồng trong ngày trở về quê
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Chiều 17/6, hai người dân tộc Mông trong vụ bị tài xế xe taxi và xe ôm "chặt chém" gần 5 triệu đồng đã chính thức khởi hành trở về quê ở Lào Cai. Theo đó, hai người này được tặng 1 vé xe trị giá 0 đồng.

Hơn một tháng 3.100 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị xử lý, hình thức ngày càng tinh vi
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 17/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, chỉ trong 1 tháng, hơn 3.100 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý, đủ cho người tiêu dùng nhận ra tính chất phức tạp, tinh vi trong việc trà trộn hàng giả với hàng hóa hợp pháp.

Huế 'mạnh tay' với các hành vi buôn bán hàng giả, không rõ nguồn gốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Trước thực trạng buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, cơ quan chức năng TP Huế tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

6 lỗ hổng lớn khiến hàng nhái tràn lan, đe dọa sức khỏe cộng đồng
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Dù đã nhiều lần bị kiểm tra, xử lý, thậm chí có trường hợp bị khởi tố, tình trạng sản xuất và kinh doanh hàng giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc tại một số địa phương vẫn diễn ra ngang nhiên. Sự phối hợp lỏng lẻo, lực lượng mỏng và chế tài chưa đủ mạnh đang khiến cho những hành vi gian lận này ngày càng khó kiểm soát.

BIDV, Vietcombank, Agribank, MSB thông báo khẩn: Sẽ ngừng giao dịch chuyển tiền ngay lập tức với trường hợp sau
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - BIDV, MSB và nhiều ngân hàng khác triển khai tính năng mới cho phép ngừng ngay giao dịch nếu phát hiện tài khoản thụ hưởng là lừa đảo, đồng thời cảnh báo khách hàng với các trường hợp nghi ngờ.

Hà Nội: Phát hiện nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có dấu nhập lậu
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 14/6, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra đột xuất điểm cất giữ tại một căn nhà ở Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) và thu giữ hàng ngàn sản phẩm là sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… có dấu hiệu nhập lậu.

Mua bán vàng từ 20 triệu đồng sắp buộc phải chuyển khoản?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Điểm nhấn của Dự thảo bổ sung là quy định việc thanh toán giao dịch vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng.

Bát bún, phở đồng loạt tăng 5.000 đồng, chủ quán nói do hành, thịt, cua đều gánh thêm thuế
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcNhững ngày gần đây, nhiều quán bún, phở, đồng loạt tăng giá thêm 5.000-10.000 đồng/bát khiến không ít thực khách cảm thấy méo mặt, cân nhắc lại thói quen ăn uống hàng quán.

Từ 1/7, người dân không thể giao dịch bằng thẻ ATM
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Từ 01/7, thẻ ngân hàng ATM sẽ chính thức bị ngừng chấp nhận giao dịch. Tính đến nay, các ngân hàng thương mại như Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank… đã thông báo rộng rãi đến khách hàng về việc này.