'Điểm' hàng loạt hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược yêu cầu tăng cường kiểm soát
GĐXH - Trong công tác kiểm tra hậu mại một số tổ chức sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược, Sở Y tế đã phát hiện một số tổ chức có các vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

Hàng loạt hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm
Ngày 23/4, Cục Quản lý Dược cho biết, các hành vi vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, gồm: Sản xuất mỹ phẩm tại cơ sở chưa được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; kinh doanh mỹ phẩm có thành phần công thức không đúng với hồ sơ công bố;
Thay đổi nội dung đã công bố trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận (thay đổi tên doanh nghiệp, địa điểm/địa chỉ kinh doanh, người đại diện theo pháp luật trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi số điện thoại đã kê khai…) nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không thực hiện việc lưu giữ đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm và không xuất trình cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu.

Trong thời gian vừa qua, qua công tác kiểm tra hậu mại một số tổ chức sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược, Sở Y tế đã phát hiện một số tổ chức có các vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh minh họa
Mặt khác, qua phản ánh của các cơ quan truyền thông, trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...) có tình trạng kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, có dấu hiệu tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu và trốn thuế;
Quảng cáo mỹ phẩm không phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng trong hồ sơ công bố đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
Quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc; nội dung quảng cáo mỹ phẩm sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác…
Kiểm soát chặt hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên môi trường mạng
Để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược thông báo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn;
Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.
Thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường. Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố hoặc gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc.
Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng.
Chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm (giá trị hàng hóa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, sai phạm có tổ chức, tái phạm…).
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mỹ phẩm; không được sản xuất, gia công mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
Sản xuất mỹ phẩm công thức có thành phần theo đúng hồ sơ công bố và theo đúng quy định.
Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Chung cư mini tại Long Biên, Hà Nội được rao bán rầm rộ

Nhiều lô Dầu mù u Thái Dương buộc thu hồi để tiêu hủy do không đạt chất lượng
Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 18/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo 4 lô Dầu mù u Thái Dương nằm trong diện đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc do mẫu thử không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu thể tích và không rõ nguồn gốc.

Từ 1/9, ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank... sẽ đóng vĩnh viễn hàng triệu tài khoản không đáp ứng được điều kiện này
Bảo vệ người tiêu dùng - 20 giờ trướcGĐXH - Những tài khoản không đáp ứng các tiêu chí của các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank... sẽ bị xóa bỏ.

Kích tiêu dùng nội địa, 'giải quyết' việc làm cho hàng trăm lao động
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Mở rộng địa giới hành chính thông qua chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện sẽ làm tăng đáng kể quy mô dân số, lao động tại mỗi địa phương. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với vấn đề phát triển hạ tầng thương mại, đáp ứng tiêu dùng bền vững.

Công khai sản xuất nước giặt giả gắn thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau, một doanh nghiệp ở Hưng Yên bị phạt 180 triệu đồng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 17/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, vì công khai sản xuất nước giặt giả mang thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau và nhiều sản phẩm tẩy rửa khác, công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ H.V đã bị xử phạt hành chính, mức 180 triệu đồng.

Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản chưa hết 'nóng', lại thêm đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Một số ngân hàng thương mại đề xuất cần có quy định cụ thể về việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tử.

Xử phạt tiểu thương công khai bày bán hàng thời trang 'thượng lưu' giả mạo nhãn hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - UBND TP Đà Nẵng vừa có Quyết định xử phạt 102,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Gucci, Chanel, Christian Dior, Dior, Bottega Veneta, Celine giả.

Giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản: Nhà đầu tư vẫn nhiều trăn trở
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được công bố. Theo đó, NHNN chính thức bổ sung quy định giao dịch vàng từ 20 triệu đồng trong ngày trở lên buộc thanh toán qua tài khoản ngân hàng (không dùng tiền mặt).

Gần 200 con lợn bị nhiễm Dịch tả châu Phi nhưng tài xế ô tô vẫn ngang nhiên vận chuyển tiêu thụ trong đêm
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 14/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng chức năng vừa chặn đứng gần 200 con lợn dương tính với Dịch tả châu Phi tại Phú Thọ, khi tài xế ô tô đang vận chuyển, lưu thông trên đường.

Gửi tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm: Ngân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm đưa ra lời khuyên chính xác
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Nhân viên ngân hàng lâu năm phân tích tỉ mỉ, đưa lời khuyên chính xác để tiền sinh lời cao nhất chứ không hẳn là 6 tháng hay 1 năm.

17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện thu hồi giấy công bố
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ban hành nhiều Quyết định về việc thu hồi hiệu lực số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 loại mỹ phẩm nhập lậu, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 9/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.