Năm 2018: “Rồng vàng” dễ lao đao vì thi cử và tuyển sinh đại học
GiadinhNet - Dù còn gần 1 năm nữa mới đến kì thi THPT Quốc gia 2018, nhưng nhiều phụ huynh, học sinh khối 12 (sinh năm 2000) - lứa “rồng vàng” đang đứng trước nhiều mối lo bởi áp lực thi cử, khi mà số lượng thí sinh “đột biến” tăng, điểm vào các trường đại học “top” rất cao nếu đề thi dễ, điểm cộng nhiều như năm 2017.
“Rồng vàng” tăng đột biến và áp lực thi cử
Chắc hẳn, với nhiều phụ huynh ở các thành phố lớn sẽ không thể quên được những khó khăn, vất vả trong việc học tập của con em mình sinh năm 2000, lứa tuổi đặc biệt so với trước hoặc sau đó. Ví dụ như ở Hà Nội, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016, Hà Nội đột biến tăng số lượng học sinh, khiến gần 30.000 em sẽ phải học trường dân lập, hệ GDTX, thậm chí là học hệ bổ túc... Không ít phụ huynh rầu lòng, nếm “trái đắng” khi chọn năm “rồng vàng” (năm 2000) để sinh con.
Cũng tại kỳ tuyển sinh vào lớp 10 nói trên, Hà Nội dự kiến sẽ có 85.000 thí sinh tham gia. Trong đó, số lượng tuyển vào hệ THPT là 72.110 học sinh, nhưng chỉ có 56.840 học sinh được vào trường THPT công lập. Thời điểm đó, so với mọi năm, chỉ tiêu vào lớp 10 không tăng nhiều, nhưng số lượng học sinh lại tăng tới hơn 10.000 học sinh. Còn tại TPHCM, năm 2015 có 77.720 thí sinh dự thi vào lớp 10, tăng 9.000 em so với năm trước. Trong khi đó chỉ tiêu vào trường công lập là 64.710 nên sẽ có hơn 13.000 thí sinh rớt khỏi trường công lập.
Có thể thấy rằng, kỳ thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội hay TPHCM đối với lứa học sinh năm 2000, để có suất học trường công sẽ phải cạnh tranh gắt gao giữa các thí sinh. Đây là lứa học sinh sinh năm Canh Thìn - năm được đánh giá là đẹp nên được nhiều gia đình lựa chọn để sinh con, với mong muốn con gặp nhiều may mắn, học hành thành đạt như “rồng vàng”. Còn hiện tại, theo ghi nhận, nhiều phụ huynh và học sinh khối 12 hiện tại tỏ ra rất lo lắng cho thi cử của năm 2018.
Một số phụ huynh cho biết, sang năm 2018 lứa thí sinh này sẽ chịu áp lực bởi số lượng tăng đột biến, nếu tiếp tục áp dụng như năm 2017 dù đề thi dễ hay khó thì điểm vào các trường đại học “top trên” vẫn sẽ căng thẳng hơn so với các năm, đặc biệt là duy trì điểm cộng nhiều như năm nay. “Tính chất của kỳ thi năm sau cũng rất căng thẳng do số thí sinh tăng mạnh, tuy nhiên đến nay Bộ GD&ĐT chưa có phương thức chính thức thi thế nào, xét tuyển ra sao, có áp dụng thay đổi gì không... Phụ huynh có con sinh năm 2000 chúng tôi rất lo lắng”, anh Đinh Xuân Nam (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Giữ kỳ thi Quốc gia từ năm 2018
Không chỉ phụ huynh lo lắng, công tác tổ chức thi THPT Quốc gia, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 cũng trở thành chủ đề “nóng” tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016 - 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm đầu tuần này. Tại Hội nghị, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, thi THPT là đánh giá đa số, để công nhận tốt nghiệp cho học sinh, còn thi đại học là tuyển các em có năng lực vào từng ngành nghề. Việc tuyển sinh đại học phải là của các trường. Tùy theo yêu cầu, đặc thù của mình mà các đại học sẽ có cách tuyển riêng.
Nêu kiến nghị để các trường đại học tự tuyển sinh, ông Phan Thanh Bình cũng chỉ ra một thực tế, nếu lấy thi phổ thông để áp dụng cho đại học thì khó. Việc nhiều em được 27 - 28 điểm thi THPT Quốc gia, cộng ưu tiên vào thì 30 điểm là bình thường. Quyền tự chủ tuyển sinh của các đại học phải đặt ra mạnh mẽ. Điều này cũng phù hợp với định hướng của ngành Giáo dục là đề cao tự chủ cho các trường…
Những kiến nghị của ông Phan Thanh Bình - nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cũng rất có cơ sở, bởi kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đã phần nào giảm áp lực về ăn ở, đi lại cho các thí sinh vì thi tại địa phương. Tuy nhiên, kỳ thi lại bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế khi xuất hiện “mưa” điểm 10, cả nước có tới hơn 4.000 điểm 10, gấp hơn 60 lần so với năm ngoái. Tỷ lệ điểm 8 trở lên cũng tăng mạnh, nhiều trường “top trên” thuộc các ngành như công an, quân đội, Y - Dược lấy điểm chuẩn rất cao, thậm chí có thí sinh 30 điểm còn trượt... Nhiều chuyên gia cũng đề xuất giao các trường đại học tự chủ trong thi cử, xét tuyển riêng để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Thậm chí, căng thẳng trong thi cử, xét tuyển cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện một số tin đồn rằng năm 2018 sẽ tăng điểm “liệt” lên thành 3 điểm, bị trừ điểm nếu tô sai đáp án… Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, đây là những thông tin không chính xác. Bộ GD&ĐT cũng đã nhận ra một số điểm hạn chế của kỳ thi, xét tuyển năm 2017 như đề thi chưa có sự phân hóa thí sinh… Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT Quốc gia sẽ giữ ổn định trong những năm tới. Năm 2018, sẽ có một số điều chỉnh như: dự kiến bỏ điểm sàn vào các trường ĐH, CĐ; áp dụng điểm sàn riêng cho các trường khối sư phạm…
Quang Anh
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 57 phút trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 3 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 3 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 5 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 5 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.