Nặng gánh cuộc đời nữ Đại úy u não nuôi bố già, con nhỏ và em trai bệnh trọng
GiadinhNet - Sinh con thứ hai được 10 tháng, chị bàng hoàng khi bác sỹ thông báo mắc hai khối u trong não - nguyên nhân khiến chị thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nghiệt ngã hơn, đúng lúc này người chồng đầu gối tay ấp cũng bỏ chị cùng hai con thơ dại. Chị đành khăn gói về nhà ngoại chăm bố già, con nhỏ và người em bị u tủy cổ.
Nỗi đau chồng chất
Câu chuyện của nữ Đại úy Phạm Thị An Bình (nhân viên Nhà văn hóa, Cục Chính trị Quân đoàn 1) tại Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” giai đoạn 2010 - 2015 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức vừa qua đã làm lay động bao cảm xúc, trái tim của nhiều đại biểu.
Chị Bình chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha mẹ đều là quân nhân. Năm 1992, tôi nhập ngũ và trở thành quân nhân chuyên nghiệp công tác tại Quân đoàn 1. Năm 1998, tôi xây dựng gia đình. Mẹ tôi là bệnh binh, thường xuyên đau yếu và mất sớm. Là chị cả trong gia đình, tôi cùng cha chăm lo các em thay mẹ khi mà con tôi cũng còn rất nhỏ, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp. Nỗi đau mất mẹ chưa nguôi, lại thêm nỗi buồn bất hạnh ập đến với em trai tôi khi năm 2006, vừa tốt nghiệp đại học thì phát hiện mắc căn bệnh u tủy cổ, phải từ bỏ ước mơ đứng trên bục giảng của mình”.
Vào năm 2006, khi đứa con thứ 2 vừa sinh được 10 tháng, chị Bình thấy biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hay buồn nôn và nhiều khi không tự chủ được hành động của mình. Nghĩ mình bị ảnh hưởng sau sinh nên chị không để ý. Khi không chịu được nữa, chị Bình đi khám tại BV Quân y 108, bác sỹ kết luận chị bị “u góc cầu tiểu não hai bên ác tính”, một căn bệnh rất hiếm gặp.
Chị Bình hoàn toàn suy sụp bởi đã mang hai khối u trong đầu thì khác nào bị “án tử hình”. Đau đớn hơn, ngày chị biết tin mình mắc bệnh cũng là lúc người chồng bỏ chị cùng hai đứa con nhỏ mà đi. Chị ngậm ngùi đưa hai con nhỏ về ở cùng với bố và em đang mắc bệnh hiểm nghèo để tiện chăm sóc.
“Cái tin mắc bệnh đến với tôi như “hòn đá tảng” đè nặng lên người. Hàng ngày, phải chịu đựng, chống chọi với các triệu chứng đáng sợ của bệnh tật, tôi gần như tuyệt vọng. Tôi không dám dự tính cho tương lai, bởi quá lo cho khoảng thời gian còn lại của mình. Tôi đã buồn và khóc rất nhiều, nhưng nghĩ đến gia đình, bố cao tuổi đau ốm, em bị bệnh nặng, tôi gạt nước mắt và thay đổi suy nghĩ. Tôi quyết định quay lại công việc để quên đi nỗi đau”, chị Bình bùi ngùi nhớ lại.
Lại nói về căn bệnh của chị, bác sỹ cho biết, không thể can thiệp bằng phẫu thuật mà cần thực hiện xạ phẫu, bắn tia gama kết hợp với uống thuốc nhằm hạn chế sự phát triển của khối u và ảnh hưởng các cơ quan chức năng khác của não.
Một mình lên viện điều trị, phải bỏ lại gia đình, đứa con chưa kịp cai sữa ở nhà mà mỗi khi sữa về căng tức chị lại càng tủi, càng thương con. Hết giai đoạn đầu, các khối u có chiều hướng không phát triển, sức khỏe của chị khá dần lên. Sang giai đoạn hai, một năm chị uống thuốc ở nhà và đi bệnh viện kiểm tra hai lần. Chi phí điều trị là gánh nặng đối với nguồn thu nhập ít ỏi của gia đình chị. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của đồng đội, người thân, chị đã vượt qua. Chị bắt đầu tìm hiểu căn bệnh, bởi chị nghĩ chỉ có hiểu rõ bệnh, tinh thần mới vững và tìm lại niềm lạc quan.
Vượt lên chính bản thân mình
Cũng ngay trong lúc tuyệt vọng nhất, sự quan tâm của đồng đội như "liều thuốc tinh thần" giúp chị Bình có động lực. Chị Bình lao vào công việc với khát khao sống mãnh liệt. Chị tham gia các hoạt động phong trào quần chúng, các hội thi tuyên truyền viên trẻ, thi báo cáo viên, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh các cấp và đều đạt giải cao: Giải Nhất thi báo cáo viên, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Giải Nhất thi báo cáo viên khối các Tiểu đoàn trực thuộc; Giải Nhất phần thi hùng biện trong cuộc thi “hành trình lịch sử” nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đoàn...
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền – Ban Phụ nữ Quân đội cho biết, chị An Bình không chỉ là một cán bộ giỏi còn được biết đến như một kỳ tích về khả năng chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Là nhân viên Nhà văn hóa với nhiệm vụ chính là phát thanh viên, đọc, phát những nội dung tuyên truyền nhưng dù bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn nhưng chị An Bình rất nghị lực, trở thành tấm gương sáng ở Quân đoàn.
Hàng ngày ngoài giờ làm ở đơn vị, một tay chị lại lo chăm sóc cho con nhỏ, bố cao tuổi và người em bị u tủy cổ. Để bản tin phát thanh nội bộ có sức sống, không sai sót, chị kiên trì luyện âm, luyện giọng, học hỏi các đồng đội. Đến nay, giọng đọc truyền cảm của chị trên sóng đã thân thuộc đối với mỗi người.
Năm 2013, trên cương vị là cán bộ Hội Phụ nữ, chị tích cực hưởng ứng tham gia hội thi “Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi gắn với thi tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” tuyên truyền sâu rộng về việc thực hiện Đề án 343 và giành giải Nhất cấp Bộ Tham mưu Quân đoàn 1; Giải Nhất cấp Quân đoàn và cùng toàn đội giành giải Xuất sắc cấp toàn quân.
Trước hoàn cảnh của gia đình chị An Bình, năm 2014, thủ trưởng và Ban Phụ nữ Quân đội đã giúp đỡ trích quỹ ủng hộ, tạo điều kiện xây dựng ngôi nhà tình nghĩa đồng đội cho chị Bình. Đây là động lực giúp chị vơi bớt khó khăn, tiếp tục phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và công tác.
"Sinh ra và lớn lên, ai cũng mong muốn khỏe mạnh nhưng thực tế có nhiều số phận không may mắn. Tôi cũng nằm trong số đó. Gia đình và những đồng đội đã giúp tôi nhìn lại bản thân mình. Tôi nghĩ rằng, số phận không may mắn nhưng nếu tự tin, nghị lực thì điều đó thật ý nghĩa. Và đặc biệt phải vượt qua chính sự tự ti, mặc cảm của bản thân vì điều đó sẽ mài mòn ý chí và nghị lực. Suy nghĩ tích cực, tôi đã lạc quan, vui sống. Mong rằng những ai đó cùng thân phận như tôi đừng bi quan mà hãy cố gắng vượt lên số phận giúp ích cho bản thân và gia đình”.
Đại úy Phạm Thị An Bình
Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 22 giờ trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 6 ngày trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Căn bệnh suy thận cùng di chứng sau vụ tai nạn khiến sức khỏe của Trang suy kiệt. Éo le hơn khi hoàn cảnh gia đình em vô cùng khó khăn. Những gì có giá trị trong nhà, bố mẹ em đã cầm cố, bán đi nhưng vẫn không đủ tiền điều trị cho em.
MS 958: Xin cứu giúp hoàn cảnh bé trai mắc tim bẩm sinh cần được phẫu thuật sớm
Cảnh ngộGĐXH – Vợ chồng chị Hương giờ chỉ ước nguyện con sớm được phẫu thuật tim bẩm sinh. Thế nhưng hoàn cảnh khó khăn, việc giành giật sự sống cho cậu con trai nhỏ đang rơi vào bế tắc, họ chỉ biết cầu xin cộng đồng cứu giúp.