Nắng lên nhiều người có cách uống nước rau má giải nhiệt sai lầm
GiadinhNet - Rau má giải nhiệt, tiêu viêm và chữa nhiều bệnh khác, nhưng ăn uống lạm dụng, sai cách thì rau tốt trở thành có hạị.
Sai lầm khi uống nước rau má thay nước lọc
Theo Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào (Viện y học cổ truyền Quân đội), rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng), có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu... nên hay dùng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa mụn nhọt, rôm sảy, khí hư… Vì nó là rau ăn, cũng là thảo dược chữa bệnh, lại giàu vitamin, khoáng chất... rất tốt cho tiêu viêm, giải nhiệt... mà ăn uống thoải mái hàng ngày. Nhưng cái gì tốt mà lạm dụng thì lại trở thành có hại.
Rau má được thầy thuốc Đông y coi là "tiên dược" trời ban, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và khoẻ mạnh. Nhưng không phải cứ thấy thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm... là dùng uống hàng ngày tới mức lạm dụng rau má có thể làm tụt huyết áp, không tốt cho máu, gan nếu uống nhiều.
Một số người đã thích vị đăng đắng nhặm nhặm của rau má hàng ngày, thậm chí có người uống thay nước lọc (khoảng 2 lít/ngày) - như thế không hề tốt bởi nhẹ sẽ bị đầy bụng, đi ngoài (nhất là người hay bị lạnh bụng, thân nhiệt thấp). Nặng hơn sẽ bị tăng cholesterol, nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai...
Một số người còn sai lầm cho rằng rau má có tính giải nhiệt nên uống khi nóng bụng, bụng bị óc ách do ăn đồ khó tiêu – nhưng chữa nóng bụng do khó tiêu bằng rau má hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Việc cho đường kính trắng vào nước rau má có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, vì rau má có tính hàn. Nếu muốn chỉ nên cho nước dừa, đường thốt nốt…
Phụ nữ đang mang thai, hay dự định có thai cũng nên dè chừng ăn uống rau má, bởi rau má không mát cho cơ thể, giúp bụng dạ yên ổn khi mang thai – mà là cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, hoặc giảm khả năng thụ thai.

Nước rau má uống lạnh rất ngon miệng. Ảnh minh họa.
Uống nước rau má khi nào là tốt nhất?
Theo Bác sĩ Đông y Nguyễn Văn Phái (Hội Đông y Việt Nam), thời điểm uống nước rau má tốt nhất đó là vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều - bởi khi đó cơ thể cần nhiều nước nhất, uống nước rau má sẽ cung cấp lượng nước, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể vận động tới hết ngày.
Để uống nước rau má đúng cách, tốt cho sức khỏe:
- Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới ăn uống tiếp.
- Hạn chế ra nắng sau khi ăn uống nhiều rau má vì có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, ra nắng có thể bị bất tỉnh.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng thuốc chữa bệnh thì không nên dùng rau má. Nếu muốn dùng cần có ý kiến tư vấn bác sĩ.
- Người bị yếu bụng, hay bị lạnh bụng nếu muốn dùng rau má chỉ nên ăn vài lá, hoặc ăn/uống kèm vài lát gừng sống.
- Ăn uống rau má cần sơ chế sạch, đảm bảo vệ sinh cả đồ dùng và rau để tránh nhiễm khuẩn (vì rau má mọc sát đất, có thể nhiễm vi khuẩn, thuốc trừ sâu…).
Rau má khá lành tính, sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống, là thực phẩm và cũng là thảo dược... nhưng rau má sẽ trở thành có hại khi lạm dụng, dùng quá nhiều, hoặc dùng lâu dài với triệu chứng mệt, nhức đầu, chóng mặt, có thể bị hôn mê... Vì vậy dùng rau má để chữa bệnh cho người bệnh nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chế biến cũng như liều lượng cần dùng.
Ngọc Hà


Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 1 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 9 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.