Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nắng nóng uống nước cam tuyệt đối tránh những sai lầm này

Thứ hai, 21:00 28/06/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nếu bạn bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì nên hạn chế uống nước cam, vì nó chứa nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm.

Theo nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand, thứ quý báu nhất của nước cam chính là lượng vitamin C dồi dào. Đây là loại vitamin tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, chữa lành vết thương và sức khỏe nướu.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, chất chống oxy hóa rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Chúng thậm chí có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Nước cam là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic.

Nắng nóng uống nước cam tuyệt đối tránh những sai lầm này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Mặc dù nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện. Nhiều người quá lạm dụng nước cam khiến cho việc uống nước ép loại quả này hại nhiều hơn lợi.

Lương y Sáng cho biết, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể chuẩn bị hoạt động và làm việc, sẽ tiêu thụ các khoáng chất, sắt, vitamin của cam một cách hiệu quả nhất. Mọi người nên uống nước cam sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ để đạt được hiệu quả và hấp thụ được hết dưỡng chất.

5 không khi uống nước cam nhất định cần phải tránh

Không uống khi bị viêm loét dạ dày

Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Nắng nóng uống nước cam tuyệt đối tránh những sai lầm này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Không uống tối và ngay sau ăn no

Nước cam không thích hợp để uống vào lúc đói hay ngay sau khi ăn no vì sẽ khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực. Ngoài ra, không nên ăn và uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng của bạn.

Không uống cùng sữa

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy không nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Không uống trước khi đánh răng

A xít trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.

Không uống cùng thuốc kháng sinh

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn.

Uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Uống nước cam bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi cũng như tần suất sử dụng. Cụ thể như:

- Đối với nam giới (từ 19 tuổi trở lên) cần phải bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 trái cam có đường kính 5cm) trong khi đó nữ giới từ cần 75mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 trái cam có đường kính khoảng 4cm).

- Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg và con số này sẽ tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.

- Đối với trẻ em, bạn chỉ nên cho trẻ ăn nửa trái cam mỗi ngày, kể cả khi bé rất muốn ăn cũng không nên cho ăn nhiều vì có thể xảy ra tình trạng dị ứng cam.

- Đối với người có thói quen hút thuốc lá, bạn phải bổ sung thêm 35mg vitamin C nữa vào hàm lượng mà bạn cần thiết phải bù đắp cho cơ thể bởi vì trong quá trình hút thuốc, các tế bào gốc tự do sẽ tăng lên.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 4 phút trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 32 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 5 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Top