Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu đang dùng 1 trong 5 loại thuốc này tuyệt đối không ăn bưởi vì cực nguy hiểm

Thứ ba, 21:00 29/09/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.

Trong bưởi có chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bưởi nghèo calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp…

Nếu đang dùng 1 trong 5 loại thuốc này tuyệt đối không ăn bưởi vì cực nguy hiểm - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn bưởi khi uống với các loại thuốc khác nhau sẽ gây ra tác hại khác nhau.

Để an toàn, tốt nhất là tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trước và sau 6 tiếng khi uống thuốc. Tốt nhất cũng không nên ăn các loại trái cây có múi. Bằng không bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyển sang một loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc được khuyến cáo không nếu đã uống thì không nên ăn bưởi:

Nếu đang dùng 1 trong 5 loại thuốc này tuyệt đối không ăn bưởi vì cực nguy hiểm - Ảnh 3.

Thuốc hạ huyết áp

Bản thân bưởi rất giàu kali, nó có tác dụng hạ huyết áp và làm tăng nồng độ thuốc trong máu của thuốc hạ huyết áp. Do đó, ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong khi dùng thuốc hạ huyết áp nó tương đương với việc tăng lượng thuốc, rất dễ gây giảm huyết áp đột ngột và có thể gây chóng mặt, đánh trống ngực, mệt mỏi và đau thắt ngực nghiêm trọng… nặng có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, tuyệt đối khi đã dùng thuốc huyết áp không ăn bưởi cùng thời điểm.

Thuốc giảm mỡ máu

Các chuyên gia nhắc nhở rằng các statin trong thuốc hạ mỡ máu, như simvastatin, atorvastatin, và lovastatin, sẽ an toàn hơn khi dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều bưởi hoặc uống nước bưởi khi dùng loại thuốc này, nó sẽ khiến thuốc tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi như tổn thương gan, tiêu cơ vân và thậm chí gây suy thận cấp.

Thuốc an thần

Bưởi sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc an thần, kéo dài thời gian tác dụng của thuốc và làm nặng thêm các triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ. Ngày tiếp theo dùng thuốc, có thể có các triệu chứng "nôn nao" chẳng hạn như chóng mặt, những công nhân và lái xe trong thời gian sử dụng thuốc cần đặc biệt chú ý.

Thuốc tránh thai

Bưởi sẽ cản trở sự hấp thụ và tác dụng thuốc tránh thai của phụ nữ, nếu ăn bưởi trong khi dùng thuốc có thể gây mất tác dụng ngừa thai.

Thuốc chống dị ứng

Bưởi có thể gây ra phản ứng bất lợi với các thuốc chống dị ứng như terfenadine, gây chóng mặt, đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim.

Thuốc giảm cân

Với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Top