Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu phát hiện tay có dấu hiệu này đi khám ngay kẻo hối không kịp

Thứ năm, 07:36 15/04/2021 | Sống khỏe

Tê tay là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị tê tay bạn nên cẩn trọng bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tê tay là việc giữ nguyên tư thế hoặc tay bị chèn ép trong thời gian dài. Điều này gây áp lực lên dây thần kinh, suy giảm lưu lượng máu đến cánh tay, khiến tay bị tê bì.

Thông thường chúng ta hay bị tê rần ở các đầu ngón tay, giống như bị châm chích. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay… và có thể dẫn đến tình trạng mất hết cảm giác, khiến việc cử động khó khăn hơn.

Nếu thỉnh thoảng bị tê tay thì không đáng lo ngại, chỉ cần nghỉ ngơi và thư giãn một chút là sẽ hết. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra thường xuyên thì nó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng:

Bệnh tiểu đường

Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến sự tổn thương các dây thần kinh. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường.

Ngoài tê tay và chân bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác bao gồm: Bị ngứa hoặc cảm giác như bị côn trùng đốt; đau hoặc chuột rút; tăng độ nhạy cảm khi tiếp xúc (quần áo hoặc khăn trải giường có thể khiến bạn bị đau); đuối sức, yếu cơ; mất phản xạ, đặc biệt là ở mắt cá chân; các vấn đề nghiêm trọng về chân như loét, nhiễm trùng và đau xương khớp.

Như vậy, tê tay chính là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Khi thường xuyên bị tê bì chân tay tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện thăm khám để chắc chắn về tình trạng bệnh từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu vận chuyển máu đến não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn do cục máu đông. Bên cạnh cảm giác tê ở tay hoặc chân, đột quỵ có thể gây ra tình trạng suy yếu sức khỏe, nhầm lẫn, khó nhìn, khó nói, đau đầu và chóng mặt đột ngột xảy ra dữ dội...

Để phòng tránh đột quỵ, mọi người nên chủ động ăn uống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, suy nghĩ tích cực, lạc quan, hạn chế stress. Đặc biệt những người có tiền sử máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng mạch máu não cần phải chú ý hơn vì nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng

Khi mắc những bệnh lý này thì dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê chân, tê tay. Bạn sẽ thấy tê dọc cánh tay kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…

Bệnh không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn ở người trẻ ít vận động hoặc người làm những công việc phải dùng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Do đó nếu thấy bị tê tay dài ngày thì tốt nhất nên đi khám sớm.

Hội chứng ống cổ tay

Nếu phát hiện tay có dấu hiệu này đi khám ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 1.

 Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính. (Ảnh minh họa)

Ống cổ tay là một đường hẹp được hình thành bởi mô liên kết và xương nhỏ ở lòng bàn tay. Gân và dây thần kinh sẽ đi qua đó.

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng viêm hoặc hẹp đường ống, từ đó gây áp lực lên dây thần kinh bên trong do chuyển động tay và ngón tay liên tục trong thời gian dài. Nó gây ra tình trạng tê ở các ngón tay, bàn tay, thậm chí khiến tay bạn cứng đờ và khó cầm nắm đồ vật.

Loại bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính, do tay phải liên tục hoạt động để gõ phím. Để khắc phục và phòng tránh bạn nên cho đôi tay nghỉ ngơi chứ đừng ép nó làm việc quá sức. Hãy duỗi tay và xoa bóp tay cho máu lưu thông, tránh giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.

Đau nửa đầu kèm hào quang

Một số cơn đau nửa đầu kèm xuất hiện hào quang trước mắt hoặc nhấp nháy giống như ánh sáng có thể ảnh hưởng đến thị lực và các giác quan khác, trong đó bao gồm cảm giác tê tay.

Không chỉ tê cánh tay, những triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu này gồm: Thay đổi thị lực hoặc giảm thị lực, bao gồm cả các điểm mù; nhìn thấy những đường ngoằn ngoèo, những tia sáng hoặc những ngôi sao; yếu cơ; khó nói hoặc khó diễn đạt.

Bệnh Lupus

Lupus là một chứng bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể bạn tấn công các cơ quan và mô của chính bạn. Chứng bệnh này gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, bao gồm khớp, tim, thận và phổi. Tình trạng viêm có thể gây nên áp lực, làm hỏng dây thần kinh và dẫn đến ngứa ran hoặc tê tay. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm: Khó thở, mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, gặp vấn đề về thị lực, đau cứng khớp và sưng, nổi ban hình cánh bướm ở mặt, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, ngón tay, ngón chân chuyển lạnh và có màu xanh (hiện tượng Raynaud)

Nói chung tê tay là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó bạn nên theo dõi các triệu chứng kèm theo khác để thăm khám kịp thời và có sự can thiệp phù hợp.

Theo Người đưa tin

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 25 phút trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 37 phút trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top